Quy định mới về nhãn hàng hóa, vướng mắc về ghi nhãn hàng hóa nhập khẩu
Từ ngày 1-6-2017, Nghị định 43/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định nội dung, cách ghi và quản lý nhà nước về nhãn đối với hàng hóa lưu thông tại Việt Nam và hàng hóa nhập khẩu chính thức có hiệu lực. Với nhiều quy định mới, Nghị định đã tạo hành lang pháp lý để ngăn chặn việc mập mờ nhãn mác.
Khắc phục những bất cập
Từ ngày 1-6-2017, Nghị định 43/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định nội dung, cách ghi và quản lý nhà nước về nhãn đối với hàng hóa lưu thông tại Việt Nam và hàng hóa nhập khẩu đã chính thức có hiệu lực. Theo đó, các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa tại Việt Nam hoặc nhập khẩu hàng hóa phải ghi nhãn cho hàng hóa, trừ: Hành lý của người xuất – nhập cảnh, tài sản di chuyển; hàng hóa là thực phẩm tươi, sống, thực phẩm chế biến không có bao bì và bán trực tiếp cho người dùng; hàng hóa đã qua sử dụng; hàng hóa xuất khẩu không tiêu thụ nội địa; nhiên liệu, nguyên liệu bán trực tiếp cho người sử dụng…
Nhãn hàng hóa bắt buộc phải thể hiện các nội dung: Tên hàng hóa; tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa; xuất xứ hàng hóa…; kích thước của chữ và số phải bảo đảm đủ để đọc bằng mắt thường. Với lương thực, nhãn hàng hóa bắt buộc phải có định lượng, ngày sản xuất, hạn sử dụng, thông tin cảnh báo (nếu có); với rượu, phải có định lượng, hàm lượng etanol, hạn sử dụng, hướng dẫn bảo quản, thông tin cảnh báo (nếu có), mã nhận diện lô (nếu có); đối với thuốc lá, thông tin bắt buộc trên nhãn bao gồm định lượng, ngày sản xuất, thông tin cảnh báo, hạn sử dụng và mã số, mã vạch…
Cũng theo quy định mới, nhãn hàng hóa phải được thể hiện ở vị trí dễ nhận biết; nhãn hàng hóa, kể cả nhãn phụ phải bảo đảm ghi trung thực, rõ ràng, chính xác, phản ánh đúng bản chất của hàng hóa. Hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam mà nhãn gốc không phù hợp với quy định của Nghị định này thì tổ chức, cá nhân nhập khẩu phải ghi nhãn phụ khi đưa ra lưu thông và phải giữ nguyên nhãn gốc. Nhãn hàng hóa, bao bì thương phẩm gắn nhãn hàng hóa được sản xuất, in ấn trước ngày 1-6-2017 vẫn được tiếp tục sử dụng đến hết ngày 1-6-2019.
NỘI DUNG
I. Trích nội dung nghị định 43/2017/NĐ-CP:
Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Nhãn hàng hóa là bản viết, bản in, bản vẽ, bản chụp của chữ, hình vẽ, hình ảnh được dán, in, đính, đúc, chạm, khắc trực tiếp trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa hoặc trên các chất liệu khác được gắn trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa;
- Lưu thông hàng hóa là hoạt động trưng bày, khuyến mại, vận chuyển và lưu giữ hàng hóa trong quá trình mua bán hàng hóa, trừ trường hợp vận chuyển hàng hóa của tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa từ cửa khẩu về kho lưu giữ;
Điều 7. Ngôn ngữ trình bày nhãn hàng hóa
- Những nội dung bắt buộc thể hiện trên nhãn hàng hóa phải được ghi bằng tiếng Việt, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này.
- 3. Hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam mà trên nhãn chưa thể hiện hoặc thể hiện chưa đủ những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt thì phải có nhãn phụ thể hiện những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt và giữ nguyên nhãn gốc của hàng hóa. Nội dung ghi bằng tiếng Việt phải tương ứng với nội dung ghi trên nhãn gốc
Điều 8. Ghi nhãn phụ
- Nhãn phụ phải được gắn trên hàng hóa hoặc bao bì thương phẩm của hàng hóa và không được che khuất những nội dung bắt buộc của nhãn gốc.
- Nội dung ghi trên nhãn phụ là nội dung dịch nguyên ra tiếng Việt từ các nội dung bắt buộc ghi trên nhãn gốc và bổ sung các nội dung bắt buộc khác còn thiếu theo tính chất của hàng hóa theo quy định tại Nghị định này. Tổ chức, cá nhân ghi nhãn phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung ghi. Nội dung ghi trên nhãn phụ gồm cả nội dung được ghi bổ sung không làm hiểu sai nội dung trên nhãn gốc và phải phản ánh đúng bản chất và nguồn gốc của hàng hóa.
Đối với hàng hóa không xuất khẩu được hoặc bị trả lại, đưa ra lưu thông trên thị trường thì trên nhãn phụ phải có dòng chữ in đậm “Được sản xuất tại Việt Nam”.
Điều 9. Trách nhiệm ghi nhãn hàng hóa
- Hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam mà nhãn gốc không phù hợp với quy định của Nghị định này thì tổ chức, cá nhân nhập khẩu phải ghi nhãn phụ theo quy định tại khoản 3 Điều 7 và các khoản 3, 4 Điều 8 của Nghị định này khi đưa ra lưu thông và phải giữ nguyên nhãn gốc.
Điều 10. Nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn hàng hóa
- Nhãn hàng hóa bắt buộc phải thể hiện các nội dung sau:
- a) Tên hàng hóa;
- b) Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa;
- c) Xuất xứ hàng hóa;
- d) Các nội dung khác theo tính chất của mỗi loại hàng hóa được quy định tại Phụ lục I của Nghị định này và văn bản quy phạm pháp luật liên quan.
Điều 11. Tên hàng hóa
Tên hàng hóa phải ở vị trí dễ thấy, dễ đọc trên nhãn hàng hóa. Chữ viết tên hàng hóa phải là chữ có kích thước lớn nhất so với các nội dung bắt buộc khác trên nhãn hàng hóa.
Điều 12. Tên và địa chỉ tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa
- Tên riêng của tổ chức, cá nhân và địa danh ghi trên nhãn hàng hóa không được viết tắt.
- Hàng hóa được sản xuất trong nước thì ghi tên của tổ chức, cá nhân và địa chỉ cơ sở sản xuất hàng hóa đó.
- a) Cơ sở sản xuất hàng hóa là thành viên trong một tổ chức như công ty, tổng công ty, tập đoàn, hiệp hội và các tổ chức khác thì có quyền ghi tên hoặc tên và địa chỉ và các nội dung khác của tổ chức đó trên nhãn khi được các tổ chức này cho phép.
- b) Hàng hóa có cùng thương hiệu được sản xuất tại nhiều cơ sở sản xuất khác nhau, thì tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa, được ghi tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân đó trên nhãn hàng hóa nếu chất lượng của hàng hóa phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa do tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa đó công bố hoặc đăng ký lưu hành và phải bảo đảm truy xuất được nguồn gốc của hàng hóa.
- Hàng hóa được nhập khẩu để lưu thông tại Việt Nam thì ghi tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân sản xuất và ghi tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân nhập khẩu.
Đối với hàng hóa là trang thiết bị y tế được nhập khẩu để lưu thông tại Việt Nam thì ghi tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân sản xuất gắn với xuất xứ của hàng hóa đó và ghi tên, địa chỉ của chủ sở hữu số đăng ký lưu hành trang thiết bị y tế.
- Hàng hóa của tổ chức, cá nhân làm đại lý bán hàng trực tiếp cho thương nhân nước ngoài nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam thì ghi tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân sản xuất và tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân làm đại lý bán hàng hóa đó.
- Hàng hóa được một tổ chức, cá nhân nhượng quyền về nhãn hàng hóa thì ngoài việc thực hiện theo quy định tại khoản 2, 3 và 4 Điều này còn phải ghi thêm tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân nhượng quyền.
- Trường hợp tổ chức, cá nhân thực hiện lắp ráp, đóng gói, đóng chai thì trên nhãn phải ghi tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân lắp ráp, đóng gói, đóng chai đó và phải ghi tên hoặc tên và địa chỉ, và các nội dung khác của tổ chức, cá nhân sản xuất ra hàng hóa trước khi lắp ráp, đóng gói, đóng chai khi được các tổ chức, cá nhân này cho phép.
Riêng sản phẩm luyện kim sắt thép:
43 | Sản phẩm luyện kim | a) Định lượng; b) Thành phần định lượng; c) Thông số kỹ thuật. |
8 | Hàng hóa dạng lá xếp theo tấm. | Độ dày, diện tích hoặc (chiều dài) x (chiều rộng) của 1 tấm. |
9 | Hàng hóa dạng lá xếp theo cuộn. | Độ dày, chiều rộng của lá và chiều dài hoặc khối lượng tịnh của 1 cuộn. |
11 | Đường ống. | Đường kính ngoài và đường kính trong hoặc độ dày và chiều dài của ống. |
12 | Lưới tấm. | Chiều dài kéo căng, chiều ngang kéo căng hoặc số mắt lưới chiều ngang và khối lượng tịnh. |
Sản phẩm luyện kim | – Thép. – Kim loại. – Quặng. | – Mác thép. – Loại, độ tinh khiết (% kim loại). – Hàm lượng quặng (% khối lượng). |
II. Phạt vi phạm Hành chính về nhãn mác Hàng hóa nhập khẩu
được qui định tại Nghị định 127/2013/NĐ-CP ngày 15/10/2013. Nghị định 45/2016/NĐ-CP ngày 26 tháng 05 năm 2016 SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 127/2013/NĐ-CP NGÀY 15 THÁNG 10 NĂM 2013 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ CƯỠNG CHẾ THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC HẢI QUAN. ( Nghị định 119/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 11 năm 2017, không điều chỉnh cho hàng hóa nhập khẩu chưa thông quan)
Trích nội dung:
Điều 14. Vi phạm các quy định chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh; phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh
- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:đ) Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa không có nhãn hàng hóa theo quy định pháp luật;e) Nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam mà trên nhãn thể hiện chưa đúng, đủ những nội dung bắt buộc theo quy định của pháp luật;
- Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: b) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất hàng hóa đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 3; Khoản 4; các Điểm a, c, d, đ Khoản 5 Điều này; trừ hàng hóa xuất khẩu.
Trong thời hạn quy định tại Khoản 4 Điều 23 của Nghị định này, nếu cơ quan có thẩm quyền cho phép nhập khẩu thì được phép nhập khẩu.
d) Buộc khắc phục các vi phạm về nhãn hàng hóa trước khi hàng hóa được thông quan đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm e Khoản 5 Điều này. (Ghi không đúng đủ nhãn hàng hóa)
Điều này được sửa đổi tại Nghị định 45/2016/NĐ-CP ngày 26 tháng 05 năm 2016 như sau: ( Điểm 11 sửa đổi bổ sung điều 14, Xử phạt hàng nhập khẩu không có nhãn hàng hóa theo qui định của pháp luật (Bao gồm hàng hóa không nhãn mác và có nhãn mác nhưng không đúng đủ??)
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số 127/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan
- Sửa đổi, bổ sung Điều 14 như sau:
“Điều 14. Vi phạm các quy định chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh; phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh
- Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa thuộc danh Mục phải có giấy phép mà không có giấy phép; xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa không đáp ứng yêu cầu về Điều kiện, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa không có nhãn hàng hóa theo quy định pháp luật thì bị xử phạt như sau:
- a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá dưới 30.000.000 đồng;
- b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
- c) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
- d) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá từ 100.000.000 đồng trở lên mà không phải là tội phạm.
- Vi phạm quy định tại Khoản 7 Điều này mà quá 30 ngày, kể từ ngày hàng về đến cửa khẩu người khai hải quan mới nộp hồ sơ hải quan thì bị xử phạt gấp hai lần mức tiền phạt quy định tại Khoản 7 Điều này.
- Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:
- a) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tiêu hủy tang vật vi phạm trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại các Khoản 1, 2 và Khoản 3 Điều này trong trường hợp tang vật vi phạm không đáp ứng yêu cầu về Điều kiện, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật theo quy định hoặc phải có giấy phép mà không có giấy phép; trừ hàng hóa xuất khẩu.
Trong thời hạn quy định tại Khoản 2 Điều 22 của Nghị định này, nếu cơ quan có thẩm quyền cho phép nhập khẩu thì được phép nhập khẩu.
- b) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất hàng hóa trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại các Khoản 4, 5, 7, 8 và Khoản 9 Điều này; trừ hàng hóa xuất khẩu. (Khoản 7: vi phạm về không có nhãn hàng hóa theo qui định PL)
Trong thời hạn quy định tại Khoản 2 Điều 22 của Nghị định này, nếu cơ quan có thẩm quyền cho phép nhập khẩu thì được phép nhập khẩu.
- c) Vi phạm quy định tại Khoản 6, Khoản 7, Khoản 8 và Khoản 10 Điều này mà tang vật không còn thì áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật vi phạm.”
III. Vướng mắc về ghi nhãn hàng hóa nhập khẩu:
Nghị định 43/2017/NĐ-CP đã qui định rõ ràng, chi tiết hơn, khắc phục một một số trường hợp không được qui định rõ so với Nghị định 89/2006/NĐ-CP. Tuy nhiên đối với việc nhãn hàng hóa hàng nhâp khẩu và phạt vi phạm về nhãn hàng hóa khi thông quan nhập khẩu, Nghị định này không khắc phục những qui định chồng chéo trước đó. Dẫn đến không thống nhất cách hiểu và thi hành Nghị định này và Nghị định 127/2013/NĐ-CP.
Theo Nghị định 89/2006/NĐ-CP:
Điểm 3 Điều 9, Nghị định 89/2006/NĐ-CP năm 2006 của Chính phủ về ghi nhãn hàng hóa quy định “hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam mà trên nhãn chưa thể hiện hoặc thể hiện chưa đủ những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt thì phải có nhãn phụ thể hiện những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt và giữ nguyên nhãn gốc của hàng hoá. Nội dung ghi bằng tiếng Việt phải tương ứng với nội dung ghi trên nhãn gốc”.
Điều 11, Nghị định 89 quy định, “nhãn hàng hoá bắt buộc phải thể hiện các nội dung sau: Tên hàng hoá; tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hoá; xuất xứ hàng hoá”. và các chỉ tiêu định lượng/ chất hàng hóa tùy thuộc chủng loại hàng hóa.
Điểm 1 Điều 9 cũng qui định: Những nội dung bắt buộc thể hiện trên nhãn hàng hoá phải được ghi bằng tiếng Việt, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này (trừ tên Latin của hàng hóa, tên địa chỉ của nhà sản xuất nước ngoài)
Điểm 3 Điều 10: Hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam mà nhãn gốc không phù hợp với quy định của Nghị định này thì tổ chức, cá nhân nhập khẩu phải ghi nhãn phụ theo quy định tại khoản 3 Điều 9 của Nghị định này trước khi đưa ra lưu thông và phải giữ nguyên nhãn gốc.
Như vậy, NHÃN hàng hóa theo qui định pháp luật được hiểu là phải có các thông tin bắt buộc trên, và phải thể hiện bằng tiếng Việt. Và HÀNG NHẬP KHẨU mà nhãn gốc không phù hợp thì Doanh nghiệp NK dán NHÃN PHỤ trước khi đưa ra lưu thông.( mà không vi phạm)
Qui định này không thay đổi ở Nghị định 43/2017/NĐ-CP:
Điểm 1 Điều 7: Những nội dung bắt buộc thể hiện trên nhãn hàng hóa phải được ghi bằng tiếng Việt, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này (tên Latin hàng hóa, tên địa chỉ doanh nghiệp nước ngoài)
Điểm 3 Điều 7: Hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam mà trên nhãn chưa thể hiện hoặc thể hiện chưa đủ những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt thì phải có nhãn phụ thể hiện những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt và giữ nguyên nhãn gốc của hàng hóa. Nội dung ghi bằng tiếng Việt phải tương ứng với nội dung ghi trên nhãn gốc.
Điểm 1 Điều 10: Nhãn hàng hóa bắt buộc phải thể hiện các nội dung sau:a) Tên hàng hóa;b) Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa;c) Xuất xứ hàng hóa;d) Các nội dung khác theo tính chất của mỗi loại hàng hóa được quy định tại Phụ lục I của Nghị định này và văn bản quy phạm pháp luật liên quan.
Điểm 4 Điều 8 (Ghi nhãn PHỤ): Nội dung ghi trên nhãn phụ là nội dung dịch nguyên ra tiếng Việt từ các nội dung bắt buộc ghi trên nhãn gốc và bổ sung các nội dung bắt buộc khác còn thiếu theo tính chất của hàng hóa theo quy định tại Nghị định này. Tổ chức, cá nhân ghi nhãn phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung ghi. Nội dung ghi trên nhãn phụ gồm cả nội dung được ghi bổ sung không làm hiểu sai nội dung trên nhãn gốc và phải phản ánh đúng bản chất và nguồn gốc của hàng hóa.
Điểm 4 Điều 9 Hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam mà nhãn gốc không phù hợp với quy định của Nghị định này thì tổ chức, cá nhân nhập khẩu phải ghi nhãn phụ theo quy định tại khoản 3 Điều 7 và các khoản 3, 4 Điều 8 của Nghị định này khi đưa ra lưu thông và phải giữ nguyên nhãn gốc
(Không thấy có điều khoản qui định rõ là hàng nhập khẩu phải có nhãn gốc, hình thức thể hiện và nội dung thể hiện các nội dung bắt buộc theo nghị định này)
Như vậy, có thể hiểu hàng hóa nhập khẩu, nếu Nhãn gốc hàng hóa chưa đúng đủ, không phù hợp với quy định của Nghị định này thì tổ chức cá nhân NK bổ sung Nhãn phụ trước khi lưu thông ra thị trường mà không vi phạm về quy định về Nhãn hàng hóa.
Tuy nhiên theo quy định tại Điểm e, Điểm đ Khoản 5 Điều 14 Nghị định 127/2013/NĐ-CP, hành vi NK hàng hóa vào Việt Nam mà không có nhãn theo quy định, hoặc trên nhãn thể hiện chưa đúng, đủ những nội dung bắt buộc theo quy định của pháp luật (được hiểu là nhãn đầy đủ nội dung hình thức bằng tiếng Việt) bị xử phạt với mức phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 60 triệu đồng và Điểm b Khoản 7 Điều 14 này: b) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất hàng hóa đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 3; Khoản 4; các Điểm a, c, d, đ Khoản 5 Điều này; trừ hàng hóa xuất khẩu.Trong thời hạn quy định tại Khoản 4 Điều 23 của Nghị định này, nếu cơ quan có thẩm quyền cho phép nhập khẩu thì được phép nhập khẩu.
Tại Nghị định 45/2016/NĐ-CP sửa đổi bổ sung Nghị định 127/2013/NĐ-CP, mục 11 sửa đổi bổ sung Điều 14:
Khoản 7 Điều này : xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa không có “nhãn hàng hóa theo quy định pháp luật” (có thể hiểu là hàng NK không có nhãn hoặc có nhưng thiếu, sai, không có tiếng Việt…?) thì bị xử phạt như sau: các mức tại Điểm a,b,c,d từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng tùy trị giá hàng vi phạm và Khoản 12 Điểm b về áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả cũng là :Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất hàng hóa trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại các Khoản 4, 5, 7, 8 và Khoản 9 Điều này; trừ hàng hóa xuất khẩu.Trong thời hạn quy định tại Khoản 2 Điều 22 của Nghị định này, nếu cơ quan có thẩm quyền cho phép nhập khẩu thì được phép nhập khẩu.
NHƯ VẬY CÁCH HIỂU TẠI 2 NGHỊ ĐỊNH này là khác nhau.
Việc này trong quá trình thực hiện Nghị định 89 trước đây cũng đã vướng mắc, gây khó khăn, thống nhất khi thực hiện nhiệm vụ của Cơ quan Hải quan cũng như DN nhập khẩu.
Trước thực tế đó, Cơ quan Hải quan đã có Công văn Số: 6011 / TCHQ – GSQL V/v ghi nhãn hàng hóa nhập khẩu
gửi Bộ KHCN, BỘ Công thương nêu ra điểm bất nhất trên giữa 02 Nghị định trên và Đề nghị :
a.1) Phương án 1:
- Đối với lô hàng phải kiểm tra thực tế khi làm thủ tục hải quan, cơ quan hải quan kiểm tra, đối chiếu thực tế hàng hóa theo quy trình thủ tục hải quan hiện hành, không kiểm tra việc dán nhãn trên hàng hóa khi nhập khẩu (bao gồm cả nhãn gốc và nhãn phụ), không xử phạt vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định về nhãn hàng hóa, trừ trường hợp cơ quan hải quan phát hiện có dấu hiệu vi phạm hoặc có yêu cầu về bảo vệ sở hữu trí tuệ.Doanh nghiệp chịu trách nhiệm dán nhãn hàng hóa theo quy định tại Nghị định 89 / 2006 / NĐ – CP trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường.
- Cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương), Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ tăng cường kiểm tra, xử lý các trường hợp doanh nghiệp vi phạm quy định về dán nhãn hàng hóa khi đưa ra lưu thông trên thị trường theo quy định tại Nghị định 89 / 2006 / NĐ – CP .
Trả lời công văn này, Bộ KHCN là Cơ quan chịu trách nhiệm soạn thảo và tổ chức thi hành Nghị định 89, đã trả lời và thống nhất ý kiến:
Hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam mà trên nhãn chưa thể hiện hoặc thể hiện chưa đủ những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt thì không vi phạm quy định về ghi nhãn hàng hóa nhưng tổ chức, cá nhân phải bổ sung nhãn phụ bằng tiếng Việt trước khi đưa ra lưu thông (với điều kiện hàng hóa phải có nhãn gốc theo quy định).
Và Bộ Tài chính đã có ý kiến về việc này tại Công văn Số: 14397/BTC-TCHQ (V/v xử lý vướng mắc tại Thông tư 128, Thông tư 22 và ghi nhãn hàng hoá) ngày 10 tháng 10 năm 2014:
Vướng mắc về ghi nhãn hàng hoá
Yêu cầu Cục Hải quan các tỉnh, thành phố thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Khoa học và Công nghệ tại công văn số 2598/BKHCN-Ttra ngày 22/7/2014 trả lời Tổng cục Hải quan về ghi nhãn hàng hoá nhập khẩu. Theo đó, đối với các lô hàng nhập khẩu thuộc diện phải kiểm tra thực tế, cơ quan hải quan kiểm tra đối chiếu thực tế hàng nhập khẩu (trong đó có việc ghi nhãn gốc của hàng hoá) với nội dung khai của người khai hải quan. Trường hợp nhãn gốc không thể hiện đầy đủ nội dung theo quy định tại Nghị định 89/2006/NĐ-CP, cơ quan hải quan không xử phạt, nhưng chủ hàng hoá nhập khẩu phải chịu trách nhiệm bổ sung nhãn phụ trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường.
NHƯ VẬY THEO TINH THẦN CHỈ ĐẠO CỦA Bộ TC, Tổng Cục Hải quan, BỘ KHCN thì là Không XỬ PHẠT đối với hàng vi nhập khẩu Hàng hóa mà Nhãn gốc không thể hiện đầy đủ nội dung theo quy định tại Nghị định 89, Doanh nghiệp chủ hàng chịu trách nhiệm bổ sung NHÃN PHỤ trước khi đưa ra lưu thông trên Thị trường.
KL: Tuy nhiên, Nghị định 43 mới đã thay thế hoàn toàn Nghị định 89, do vậy tinh thần chỉ đạo đối với Nghị định 89 có còn hiệu lực không mặc dù vấn đề phát sinh vẫn là như cũ. Để An toàn, tránh bị Cơ quan Hải quan phạt thì DN nhập khẩu ghi đúng đủ Nhãn hàng hóa (đầy đủ nội dung hình thức bằng tiếng Việt) khi sản xuất trước khi giao hàng/ thông quan hàng hóa. Cần có tái khẳng định của Cơ quan Hải quan về không xử phạt hành vi trên để tránh gây khó khăn cho DN khi nhâp khẩu hàng hóa mà Nhãn hàng hóa chưa đầy đủ bằng tiếng Việt.
Tham khảo trả lời của cơ quan Tư vấn Hải quan trực tuyến cho vấn đề trên, bộ phận Pháp chế.
https://customs.gov.vn/Lists/TuVanTrucTuyen/Print.aspx?ID=34757
UPDATED:
Ngày 27/12/2019, Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng (Bộ Khoa học và Công nghệ) đã ban hành công văn 424/TĐC-QLCL về việc trả lời vướng mắc trong xử lý hàng hóa nhập khẩu vi phạm về ghi nhãn gửi Tổng cục Hải quan.
Theo đó, Tổng cục TCĐL cho biết, Khoản 4 Điều 9 Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14/4/2017 của Chính phủ về nhãn hàng hóa quy định: “Hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam mà nhãn gốc không phù hợp với quy định của Nghị định này thì tổ chức, cá nhân nhập khẩu phải ghi nhãn phụ theo quy định Khoản 3 Điều 7 và các Khoản 3, 4 Điều 8 của Nghị định này khi đưa ra lưu thông và phải giữ nguyên nhãn gốc”. Như vậy, căn cứ các quy định trên, trường hợp hàng hóa ở cửa khẩu hải quan có nhãn chưa đầy đủ các nội dung bằng tiếng Việt theo quy định thì chưa được xác định là vi phạm về nhãn hàng hóa. Tổ chức, các nhân nhập khẩu có trách nhiệm ghi nhãn phụ bổ sung đầy đủ các nội dung bắt còn thiếu bằng tiếng Việt khi đưa hàng hóa ra lưu thông trên thị trường. Tổ chức, cá nhân ghi nhãn phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung ghi. Nội dung ghi trên nhãn phụ gồm cả nội dung được ghi bổ sung không làm hiểu sai nội dung trên nhãn gốc và phải phản ánh đúng bản chất và nguồn gốc của hàng hóa.
IV/ Vi phạm hành chính về nhãn mác hàng hóa (không áp dụng đối với hàng nhập khẩu chưa thông quan)
được qui định tại Điều 30, 31 Nghị định 119/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 11 năm 2017:
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Các hành vi vi phạm hành chính khác trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa không được quy định tại Nghị định này thì áp dụng quy định tại các nghị định khác của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước có liên quan để xử phạt. Đối với hàng hóa nhập khẩu chưa được thông quan thì áp dụng nghị định của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan để xử phạt đối với các vi phạm về tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
Điều 30. Vi phạm quy định về ghi nhãn hàng hóa trong kinh doanh sản phẩm, hàng hóa
- Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị đến 5.000.000 đồng:
- a) Hàng hóa có nhãn hàng hóa nhưng bị che lấp, rách nát, mờ không đọc được hoặc không đọc được hết các nội dung bắt buộc trên nhãn hàng hóa;
- b) Hàng hóa có nhãn ghi không đúng quy định về kích thước chữ và số, ngôn ngữ sử dụng, định lượng và đơn vị đo theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa.
- Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 5.000.000 đồng được quy định như sau:
- a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng;
- b) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng;
- c) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng;
- d) Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng;
đ) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng;
- e) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng;
- g) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị trên 100.000.000 đồng.
- Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc thu hồi sản phẩm, hàng hóa đối với vi phạm quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này.
Điều 31. Vi phạm quy định về nội dung bắt buộc trên nhãn hàng hóa hoặc nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn theo tính chất hàng hóa
- Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị đến 3.000.000 đồng:
- a) Hàng hóa có nhãn (kể cả tem hoặc nhãn phụ) hoặc tài liệu kèm theo không ghi đủ hoặc ghi không đúng các nội dung bắt buộc trên nhãn hàng hóa hoặc nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn theo tính chất hàng hóa theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa;
- b) Hàng hóa nhập khẩu có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam.
- Mức phạt tiền đối với các hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 3.000.000 đồng được quy định như sau:
- a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 3.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng;
- b) Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng;
- c) Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng;
- d) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng;
đ) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng;
- e) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng;
- g) Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị trên 100.000.000 đồng.
- Mức phạt đối với hành vi kinh doanh hàng hóa trên nhãn có hình ảnh, hình vẽ, chữ viết, dấu hiệu, biểu tượng, huy chương, giải thưởng và các thông tin khác không đúng bản chất, không đúng sự thật về hàng hóa đó; nhãn hàng hóa thể hiện những hình ảnh, nội dung liên quan đến tranh chấp chủ quyền và các nội dung nhạy cảm khác có thể gây ảnh hưởng đến an ninh, chính trị, kinh tế, xã hội, quan hệ ngoại giao và thuần phong mỹ tục của Việt Nam; kinh doanh hàng hóa có nhãn, kể cả nhãn gốc hoặc nhãn phụ đối với hàng hóa nhập khẩu bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch thông tin về hàng hóa; kinh doanh hàng hóa gian lận về thời hạn sử dụng của hàng hóa trên nhãn hàng hóa; kinh doanh hàng hóa đã quá hạn sử dụng được quy định như sau:
- a) Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị đến 1.000.000 đồng;
- b) Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng;
- c) Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng;
- d) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng;
đ) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đông;
- e) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng;
- g) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng;
- h) Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng;
- i) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng;
- k) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng;
- l) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng;
- m) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị trên 100.000.000 đồng;
- n) Phạt tiền gấp 02 lần mức tiền phạt quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, g, h, i, k, l, và m khoản này trong trường hợp hàng hóa vi phạm là: Lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, chất bảo quản thực phẩm, thuốc phòng bệnh và thuốc chữa bệnh cho người, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm; chất tẩy rửa, diệt côn trùng, thuốc thú ý, phân bón, xi măng, thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, chất kích thích tăng trưởng, giống cây trồng, giống vật nuôi; hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa hạn chế kinh doanh hoặc kinh doanh có điều kiện.
- Mức phạt tiền đối với hành vi kinh doanh hàng hóa theo quy định phải có nhãn hàng hóa mà không có nhãn hàng hóa; không có nhãn gốc hoặc có nhãn gốc nhưng bị thay đổi được quy định như sau:
- a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị đến 5.000.000 đồng;
- b) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng;
- c) Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng;
- d) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng;
đ) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng;
- e) Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng;
- g) Phạt tiền từ 35.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng;
- h) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị trên 100.000.000 đồng.
- Mức phạt tiền đối với hành vi kinh doanh hàng hóa gắn nhãn hàng hóa giả, gồm hàng hóa có nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa giả mạo tên thương nhân, địa chỉ của thương nhân khác; giả mạo tên thương mại hoặc tên thương phẩm hàng hóa; giả mạo mã số đăng ký lưu hành, mã vạch hoặc giả mạo bao bì hàng hóa của thương nhân khác; hàng hóa có nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa ghi chỉ dẫn giả mạo về nguồn gốc hàng hóa, nơi sản xuất, đóng gói, lắp ráp hàng hóa được quy định như sau:
- a) Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị dưới 1.000.000 đồng;
- b) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ 1.000.000 đồng đến dưới 3.000.000 đồng;
- c) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng;
- d) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;
đ) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;
- e) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;
- g) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ 30.000.000 đồng đến dưới 40.000.000 đồng;
- h) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ 40.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
- i) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ 50.000.000 đồng trở lên.
- k) Phạt tiền gấp 02 lần mức tiền phạt quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, g, h và i khoản này đối với hành vi kinh doanh hàng hóa gắn nhãn hàng hóa giả thuộc một trong các trường hợp sau đây:
– Hàng hóa là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh cho người mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
– Hàng hóa là thức ăn chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, giống vật nuôi mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
– Hàng hóa là phụ gia thực phẩm, chất bảo quản thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, chất tẩy rửa, diệt côn trùng, trang thiết bị y tế, xi măng, sắt thép xây dựng, mũ bảo hiểm.
- Phạt tiền gấp 02 lần mức tiền phạt quy định tại khoản 5 Điều này đối với hành vi sản xuất hàng hóa gắn nhãn hàng hóa giả.
- Hình thức xử phạt bổ sung:
- a) Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 5 và 6 Điều này;
- b) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm.
- Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc tiêu hủy nhãn hàng hóa vi phạm hoặc buộc tiêu hủy hàng hóa có nhãn vi phạm đối với vi phạm quy định tại các khoản 5 và 6 Điều này.
SUNMETAL BT.
Trả lời