Sunmetal

Các vấn đề về CO form mẫu E

CO form mẫu E là gì?

CO form E là Giấy chứng nhận xuất xứ mẫu E, phát hành theo Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN – Trung Quốc (ACFTA), xác nhận hàng hóa có nguồn gốc xuất xứ từ nước thành viên của hiệp định này.

Hàng nhập khẩu về Việt Nam mà dùng CO mẫu E thường là có nguồn gốc Trung Quốc.

Mục đích của mẫu CO form E hợp lệ là để xác nhận xuất xứ của hàng hóa, từ đó mà xem lô hàng có được hưởng mức thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt hay không (thường được giảm thuế). Cụ thể mức thuế nhập khẩu sẽ theo từng loại hàng cụ thể, căn cứ vào mã HS Code.

Hình dưới là ảnh mẫu CO form E hợp lệ, bạn có thể nhấp chuột phải để download.

Mẫu CO form E hợp lệ

Tương tự như vậy với hàng xuất khẩu, CO mẫu này xác nhận hàng có xuất xứ từ Việt Nam hoặc ASEAN, nhờ đó người nhập khẩu Trung Quốc cũng được hưởng ưu đãi tương ứng tại nước họ.

Quy định về CO form E

Hiện quy định về CO form E được có trong nhiều văn bản pháp luật. Ở đây, tôi tổng hợp một số văn bản quan trọng và phổ biến, mà chúng tôi hay sử dụng trong quá trình làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu cho khách hàng:

  • Thông tư 36/2010/TT-BCT ngày 15/11/2010 của Bộ trưởng Bộ Công Thương (sau đây gọi tắt là Thông tư 36)
  • Thông tư 35/2012/TT-BCT và 14/2016/TT-BCT bổ sung tên Tổ chức được Bộ công thương ủy quyền cấp C/O theo danh sách ban hành trong Thông tư 36
  • Thông tư 21/2014/TT-BCT sửa đổi bổ sung Quy tắc cụ thể mặt hàng ban hành trong Thông tư 36
  • Công văn 12149/BCT-XNK ngày 14/12/2012 của Bộ Công Thương về hóa đơn bên thứ ba trong ACFTA
  • Quyết định số 12/2007/QĐ-BTM – Quy chế cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa Mẫu E (có trước thông tư 36)
  • Thông tư 06/2011 TT-BCT về thủ tục cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa ưu đãi
  • Quyết định 4286/QĐ-TCHQ ngày 31 tháng 12 năm 2015 về Quy trình kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu (chung cho tất cả các mẫu CO, gồm cả Form E)

Tiếp theo là một số công văn giải đáp các vướng mắc liên quan đến C/O mẫu E, có kèm nội dung chính tôi tóm tắt ngay sau đó để bạn tiện tra cứu tham khảo:

  • 680/TCHQ-GSQL ngày 18 tháng 02 năm 2011: người nhập khẩu chỉ cần nộp bản gốc (Original), không cần nộp bản sao thứ 3 (Triplicate)
  • 2706/TCHQ-GSQL ngày 07 tháng 06 năm 2011 về: tick ô 13 bằng tay hay đánh máy, hóa đơn bên thứ 3 cấp bởi 1 công ty Trung Quốc (không phải nhà XK), CO cấp trước ngày xuất khẩu
  • 4264/TCHQ-GSQL ngày 14 tháng 08 năm 2012: khi 1 trang CO không đủ chỗ để khai hết số lượng các mặt hàng
  • 487/XNK-XXHH ngày 21 tháng 10 năm 2013: người ủy quyền của người xuất khẩu đứng tên trên ô số 1 của C/O mẫu E do Trung Quốc cấp
  • 5467/TCHQ-GSQL ngày 16 tháng 09 năm 2013: ô số 1 trên C/O mẫu E thể hiện người ủy quyền mà không phải là tên người xuất khẩu và không thuộc trường hợp có hóa đơn do bên thứ ba, C/O mẫu E đó không hợp lệ
  • 887/TCHQ-GSQL ngày 08 tháng 02 năm 2013: mục 4 về Giấy xác nhận chuyển tải khi hàng quá cảnh qua 1 nước không phải là thành viên (nhắc lại trong CV 1710/GSQL-GQ4ngày 02/12/2016; và mục 2.2.3.đ Quyết định số 4286/QĐ-TCHQ ngày 31/12/2015).
  • 978/GSQL-TH ngày 21 tháng 7 năm 2014: Ghi giá CIF trên ô số 9
  • 6549/BCT-XNK ngày 01 tháng 07 năm 2015: hóa đơn bên thứ ba, thời hạn xác minh CO
  • 1335/GSQL-TH ngày 06 tháng 10 năm 2016: khác biệt giữa tên người xuất khẩu trên ô số 1 của C/O với tên người gửi hàng trên vận đơn trong trường hợp hóa đơn bên thứ 3
  • 508/GSQL-GQ4 ngày 13 tháng 03 năm 2017; 1478/GSQL-TH ngày 20 tháng 11 năm 2015 (hóa đơn thương mại do bên thứ ba thuộc ACFTA phát hành)

Ngoài việc nắm được các quy định trên đây, khi thao tác với những lô hàng có Form E, hẳn là sẽ có lúc bạn thắc mắc về nội dung nào đó có ý nghĩa như thế nào.

Dưới đây là từng nội dung cụ thể trong 13 ô trên Form E. Tôi sẽ điểm qua lại nội dung chính, và lưu ý những điểm quan trọng mà người làm thực tế hay gặp phải.

Nội dung CO form E

Bạn có thể xem chi tiết trong Phụ lục 4 Thông tư 36.

Trước hết ở góc phải phía trên Giấy chứng nhận xuất xứ mẫu này phải có những thông tin tham chiếu quan trọng:

  • Số CO (Reference Number), ví dụ: E17GDDGWJ1690126
  • Cụm từ tiếng Anh trong đó có dòng “FORM E”
  • Tên nước phát hành, ví dụ: THE PEOPLE’S REPLUBLIC OF CHINA

Tiếp đó là 13 ô nội dung…

Ô số 1: Thông tin nhà xuất khẩu: tên công ty, địa chỉ. Thường là người bán hàng trên Invoice, trừ trường hợp hóa đơn bên thứ 3 (thì trên ô này là tên công ty sản xuất).

Ô số 2: Thông tin người nhận hàng (nhà nhập khẩu)

Ô số 3: Tên phương tiện vận tải và tuyến đường. Có 4 nội dung chính

  • Ngày khởi hành: là ngày tàu chạy trên vận đơn
  • Tên tàu + số chuyến, hoặc tên tàu bay (thực ra trong quy định không đề cập đến số chuyến, nhưng thực tế thì các CO đều thấy có kèm theo số chuyến sau tên tàu)
  • Tên cảng dỡ hàng
  • Tuyến đường và phương thức vận chuyển, chẳng hạn: From China Port, China to Saigon Port, Vietnam by Ship

Ô số 4: dành cho cơ quan cấp CO, doanh nghiệp không cần quan tâm nhiều đến ô này

Ô số 5 & 6: không quan trọng lắm

Ô số 7: Số lượng, chủng loại bao gói, mô tả hàng hóa (gồm cả lượng hàng và mã HS nước nhập khẩu).

Lưu ý:

  • Trong ô này là Mã HS nước nhập khẩu, chứ không phải nước xuất khẩu. Cụ thể, nếu hàng nhập từ Trung Quốc về Việt Nam, thì trên ô số 7 phải ghi mã HS của Việt Nam mới là chính xác. Nhiều công ty để mã HS của Trung Quốc (10 chữ số), nhưng nếu khớp đến 6 chữ số đầu (cấp phân nhóm), thì tôi thấy hải quan cũng thường bỏ qua. Nhưng nếu khác hoàn toàn, thì hải quan sẽ có cơ sở để nghi ngờ về xuất xứ.
  • Trường hợp CO form E có hóa đơn của bên thứ 3, thì phía dưới của ô này phải ghi tên của bên phát hành hóa đơn và tên quốc gia.

Ô số 8: Tiêu chí xuất xứ.

Tiêu chí xuất xứ form E khá quan trọng, vì có thể ảnh hưởng đến tính hợp lệ của chứng từ này. Nó cho biết tỉ lệ bao nhiêu phần trăm giá trị hàng hóa được sản xuất tại nước cấp CO.

Một số trường hợp hay gặp:

  • “WO” = Wholy Owned: xuất xứ thuần túy, nghĩa là 100%
  • Số % cụ thể, chẳng hạn 90%, nghĩa là 90% hàng hóa được sản xuất tại Trung Quốc

Lưu ý: giá trị hàm lượng xuất xứ dưới 40% thì coi như không có xuất xứ.

Ô số 9: Trọng lượng toàn bộ (hoặc lượng khác) và giá trị FOB. Ô này ý nghĩa tương đối rõ ràng. Chỉ lưu ý giá trị trong ô này là FOB, do đó nếu trên hóa đơn ghi giá trị theo điều kiện khác, chẳng hạn ExWork, CIF… thì không được lấy ngay vào ô số 9 này, mà phải điều chỉnh cộng trừ chi phí để xác định đúng giá trị FOB rồi mới ghi vào ô này. Tôi đã thấy nhiều CO vẫn giữ nguyên giá CIF hoặc ExW đưa vào ô này, và bị trục trặc khi làm thủ tục nhập khẩu.

Ô số 10: Số và ngày Invoice, chính là số liệu lấy từ Invoice, lưu ý kiểm tra kỹ lưỡng, tránh sai sót, nhầm lẫn.

Ô số 11: tên nước xuất khẩu (vd: CHINA), nhập khẩu (VIETNAM), địa điểm và ngày xin CO, cùng với dấu của công ty xin CO.

Mặc dù nội dung trong ô này ít khi bị sai, nhưng cũng không phải là không thể. Chính tôi đã gặp trường hợp 1 lô hàng nhập mà ô 11 để sai tên nước nhập khẩu là INDONESIA thay vì VIETNAM. Có lẽ do đã copy/paste sai trong khâu chứng từ chăng?!

Ô số 12: Xác nhận Chữ ký của người được ủy quyền, dấu của tổ chức cấp CO, địa điểm và ngày cấp. Với hàng từ Trung Quốc, chữ ký tiếng Hoa có nét tượng hình, không dịch ra phiên âm được. Cán bộ hải quan sẽ đối chiếu với chữ ký trong cơ sở dữ liệu của họ.

Lưu ý: trên dấu của Trung Quốc lại có chữ FORM A thay vì FORM E. Nhưng điều này là hợp lệ, vì đã có quy định … chấp nhận.

Ô số 13: Một số lựa chọn, tick vào ô tương ứng nếu thuộc trường hợp đó

  • Issued Retroactively: Trường hợp CO được cấp sau quá 3 ngày tính từ ngày tàu chạy
  • Exhibition: Trường hợp hàng tham gia triển lãm, và được bán sau khi triển lãm.
  • Movement Certificate: Trường hợp hàng được cấp C/O giáp lưng
  • Third Party Invoicing: Trường hợp hóa đơn phát hành tại Bên thứ ba (chi tiết trong phần tiếp)

CO form E có hóa đơn bên thứ 3

Đây là trường hợp mà CO có hóa đơn được phát hành bởi bên thứ 3, còn gọi là CO form E third party invoicing.

Để đáp ứng được trường hợp này, trên CO phải có 4 điều kiện:

  1. Ô số 1: thể hiện nhà sản xuất tại quốc gia tham gia ACFTA (vd: China)
  2. Ô số 7: có tên công ty phát hành hóa đơn, và tên nước mà công ty này đặt trụ sở
  3. Ô số 10: số và ngày hóa đơn phải ghi rõ tại ô số 10 (khớp với Invoice mua bán)
  4. Ô số 13: tick vào mục Third Party Invoicing

Ví dụ: Công ty Vinaexim của Việt Nam nhập khẩu lô hàng từ Samex của Hàn Quốc, nhưng CO do nhà sản xuất Sinoman của Trung Quốc xin cấp. Như vậy, CO này được xem là hợp lệ nếu:

  1. Ô số 1: thể hiện tên nhà sản xuất Sinoman
  2. Ô số 7: tên công ty Samex và tên nước South Korea
  3. Ô số 10: số ngày hóa đơn thương mại do Samex phát hành cho Vinaexim
  4. Ô số 13: phải tích vào “Third Party Invoicing”.

Lý thuyết cũng khá đơn giản, cứ đủ tiêu chí là được xem là trường hợp C/O mẫu E có hóa đơn bên thứ 3 hợp lệ.

Cơ bản là như thế, nhưng trên thực tế có khá nhiều trường hợp phát sinh, chẳng hạn:

  • C/O form E phát hành bởi bên thứ 3 cùng nước với nhà xuất khẩu thì có hơp lệ không? => Có, theo công văn nêu trên
  • Thiếu dấu tick vào mục “Third Party Invoicing” thì có sao không? => Không hợp lệ, trường hợp này thường được gọi là “CO ủy quyền” do nhà máy ở Trung Quốc không có chức năng xuất khẩu mà phải ủy quyền cho 1 đơn vị dịch vụ làm CO.
  • CO trực tiếp, nhưng có tên nhà sản xuất ở ô số 7, thì có hợp lệ không? => Không hợp lệ
  • CO ủy quyền có hợp lệ không? Nếu tên người ủy quyền xin CO đứng ở ô số 1 => Không hợp lệ
  • Ngày khởi hành trên CO (Departure date) khác với trên vận đơn, thì có hợp lệ không? => Dễ bị nghi ngờ xuất xứ
  • Có được cấp C/O form E trước ngày tàu chạy không? => Có thể

Một số sai sót hay gặp với CO mẫu E

  • Không đủ điều kiện để thuộc trường hợp hóa đơn phát hành tại bên thứ ba
  • Thiếu dấu tick “Issued Restroactively” khi ngày cấp CO quá 3 ngày sau khi tàu chạy
  • CO form E ủy quyền: do một số nhà sản xuất ở Trung Quốc không có chức năng xin CO, mà phải ủy quyền cho công ty dịch vụ đứng tên xin CO và làm thủ tục xuất khẩu. Theo quy định của Trung Quốc, người được ủy quyền phải đứng tên trên C/O form E (chứ không phải là nhà xuất khẩu thực sự). Nhưng về Việt Nam thì trường hợp này CO sẽ xem như bị bất hợp lệ (công văn 5467/TCHQ-GSQL nêu trên)
  • Số liệu trên CO không khớp với chứng từ khác, chẳng hạn như Số/ngày Invoice, giá trị hàng hóa, ngày tàu chạy… Những lỗi này cần được kiểm tra đối chiếu cẩn thận để chỉnh sửa sớm, tránh những hệ lụy về sau.

Trên đây là một vài sai sót nghiêm trọng, dễ bị hải quan bác bỏ hoặc chuyển đi xác minh CO. Còn những lỗi khác nữa, tôi sẽ bổ sung dần. Bạn nên lưu ý khi kiểm tra chứng từ.

Ngoài những lỗi nặng, vẫn có những sai sót nhỏ, không ảnh hưởng đến xuất xứ nên hải quan có thể bỏ qua. Quy định cụ thể trong Điều 26 – Thông tư 38/2015/TT-BTC.

TỔNG KẾT CHỦ HÀNG NHẬP KHẨU LƯU Ý NHỮNG ĐIỂM SAU:

1. Nộp C/O form E bản gốc khi thông quan để được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt

Theo quy định hiện hành, để được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo hiệp định hàng hóa ASEAN – Trung Quốc, người nhập khẩu cần nộp C/O form E bản gốc, C/O này phải hợp lệ

Trong trường hợp hàng cần gấp, không thể chờ C/O form E, khi làm thủ tục hải quan Công ty cần khai trên tờ khai là nợ bản gốc và nộp thuế theo mức thuế MNF, sau đó làm thủ tục hoàn thuế khi có bản gốc (trong vòng 30 ngày)

2. Người đứng tên trên ô số 1

Đây là lỗi hay gặp nhất dẫn đến C/O form E bị bác

Tính huống: Do đặc thù tại Trung Quốc, trong nhiều trường hợp, người sản xuất tại Trung Quốc không có chức năng xuất khẩu, vì vậy họ thuê một đơn vị thương mại đứng ra xuất khẩu và xin C/O. Đơn vị thương mại đứng tên trên ô số 1; còn tên nhà sản xuất được thể hiện ở ô số 7

Quy định hiện hành về vấn đề này như sau:

Theo quy định tại công văn số 113/XNK-XXHH ngày 04/03/2014, điều 3: “Người đứng tên trên ô số 1: Các nước thống nhất người được ủy quyền xin C/O không được phép đứng tên là nhà xuất khẩu trên ô số 1 của C/O mẫu E. Tên của người xuất khẩu ghi trên ô số 1 phải trùng với tên ghi trên hóa đơn thương mại trừ trường hợp hóa đơn bên thứ ba.”

Công văn số 5467/TCHQ-GSQL ngày 16/09/2016 của Tổng cục Hải quan về việc vướng mắc cách ghi thông tin người uỷ quyền trên C/O mẫu E: “người đứng tên ô số 1 của C/O mẫu E là người xuất khẩu, đồng thời là tên người phát hành hoá đơn trừ trường hợp hoá đơn do bên thứ ba phát hành”

Như vậy, nếu trong trường hợp ô số 1 của Form E không phải là người xuất khẩu  thì ở trên Form E, ô “Third party invoicing” phải được đánh dấu.

Tuy nhiên, theo quy định hiện hành của Trung Quốc (theo thực tế làm việc của chúng tôi trong thời gian vừa qua): cơ quan chức năng của Trung Quốc chỉ đánh dấu third party invoicing khi người xuất khẩu không phải công ty Trung Quốc.

Do đó, với tình huống đối tác bán hàng Trung Quốc không có chức năng xuất khẩu, không tự làm được C/O form E do đó đi thuê công ty khác làm như kể trên; Đơn vị thương mại đứng tên trên ô số 1 và tên nhà sản xuất thể hiện ở ô số 7 và C/O form E không được đánh dấu “Third party invoicing” thì C/O này về Việt Nam sẽ bị bác.

3. Những sai sót nhỏ trên C/O

Theo quy định tại điều 17, phụ lụ 2, Thông tư số 36/2010/TT-BCT ngày 15/11/2010 của Bộ Công Thương về việc Thực hiện quy tắc thủ tục cấp và kiểm tra xuất xứ sửa đổi và quy tắc cụ thể mặt hàng theo hệ thống hài hòa phiên bản 2007 trong hiệp định thương mại hàng hóa thuộc hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện giữa Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á và Nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa quy định về điều này như sau: “Trường hợp không có nghi ngờ về xuất xứ của sản phẩm, những sai sót nhỏ, chẳng hạn như khác biệt về mã HS trên C/O mẫu E so với mã HS trên các chứng từ nộp cho cơ quan Hải quan Bên nhập khẩu để làm thủ tục nhập khẩu, sẽ không làm mất hiệu lực của C/O mẫu E, nếu sự khác biệt này trên thực tế phù hợp với sản phẩm nhập khẩu.”

Mới nhất vbpl quy định cụ thể về sai khác nhỏ tại Tại khoản 6, điều 15 Thông tư  38/2018/TT-BTC có quy định các trường hợp sai sót nhỏ (khác biệt nhỏ) sẽ được cơ quan hải quan xem xét chấp nhận CO.

Cụ thể:

Điều 15. Kiểm tra nội dung trên chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa

6. Các trường hợp khác biệt nhỏ không ảnh hưởng đến tính hợp lệ của chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa:
Cơ quan hải quan chấp nhận chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp có sai sót nhỏ hoặc khác biệt nhỏ giữa nội dung khai trên chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa với các chứng từ khác thuộc hồ sơ hải quan nếu những sai sót, khác biệt này phù hợp với thực tế hàng hóa nhập khẩu, gồm:

a) Lỗi chính tả hoặc đánh máy không làm thay đổi nội dung khai trên chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa;
b) Khác biệt trong cách đánh dấu tại các ô trên C/O: đánh dấu bằng máy hoặc bằng tay, đánh dấu bằng “x” hay “√”;
c) Khác biệt nhỏ giữa chữ ký trên chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa và chữ ký mẫu;
d) Khác biệt về đơn vị đo lường trên chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa và các chứng từ khác thuộc hồ sơ hải quan (như tờ khai hải quan, hóa đơn, vận tải đơn);
đ) Sự khác biệt giữa khổ giấy của C/O nộp cho cơ quan hải quan với mẫu C/O theo quy định;
e) Sự khác biệt về màu mực của các nội dung khai trên chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa;
g) Sự khác biệt nhỏ trong mô tả hàng hóa trên chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa và các chứng từ khác;
h) Sự khác biệt mã số trên chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa với mã số trên tờ khai hàng hóa nhập khẩu nhưng không làm thay đổi bản chất xuất xứ hàng hóa và hàng hóa thực tế nhập khẩu phải phù hợp với mô tả hàng hóa trên chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa;
i) Các khác biệt nhỏ khác theo thỏa thuận tại Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên được Tổng cục Hải quan thông báo.

Xử lý Khác biệt nhỏ Quy định mới nhất tại Điều 27 và Điều 28 Thông tư 12/2019/TT-BCT ngày 30 tháng 7 năm 2019. 

Tuy nhiên việc xác định sự khác biệt nhỏ khác vẫn theo cảm tính đánh giá của quan chức Hải quan, và Cơ quan Hải quan có quyền trì hoãn việc áp dụng ưu đãi thuế chờ xác minh.

4. Trường hợp C/O mẫu E có nhiều mặt hàng, trong đó có mặt hàng không được hưởng ưu đãi

Điểm 3, điều 17, phụ lụ 2, Thông tư số 36/2010/TT-BCT ngày 15/11/2010 của Bộ Công Thương quy định: Trong trường hợp một C/O mẫu E có nhiều mặt hàng, việc vướng mắc đối với một mặt hàng sẽ không ảnh hưởng hoặc trì hoãn việc áp dụng thuế suất ưu đãi và thông quan hàng hóa đối với những mặt hàng còn lại trên C/O mẫu E. Điểm b khoản 1 Điều 18 có thể được áp dụng đối với những mặt hàng có vướng mắc.

Do đó, nếu trong lô hàng của bạn có nhiều mặt hàng trên C/O form E nhưng có mặt hàng không đủ điều kiện hưởng ưu đãi thuế thì không ảnh hưởng đến các mặt hàng khác. Điều 28 Thông tư 12/2019/TT-BCT ngày 30 tháng 7 năm 2019

5. Chuyển tải và tính hợp lệ của C/O form E

Trong một số trường hợp hàng hóa không được chuyển trực tiếp từ Trung Quốc về Việt Nam mà chuyển tải qua một nước không nằm trong ACFTA, quy định việc chuyển tải này và việc hưởng ưu đãi thuế, tuy không phải là vận chuyển trực tiếp (direct) theo nghĩa thông thường nhưng chuyển tải trong vận chuyển quốc tế đáp ứng quy tắc Vận chuyển trực tiếp theo quy định này. Do đó, làm thủ tục xin xác nhận chuyển tải và nộp các chứng từ khác theo đúng quy định để được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo quy định của hiệp định.

Nộp bản gốc Form E khi làm tờ khai hải quan mới được hưởng ưu đãi thuế. Nếu tại thời điểm thông quan, không có Form E gốc thì tính thuế MNF và ghi chú trên tờ khai là hàng có Form E và xin nợ. Trong vòng 30 ngày, nộp bản gốc cho hải quan và làm thủ tục hoàn thuế.

Được quy định cụ thể tại Điều 31 Thông tư  Thông tư 12/2019/TT-BCT ngày 30 tháng 7 năm 2019

Điều 31. Chứng từ áp dụng cho quy định vận chuyển trực tiếp

Theo quy định tại Điều 11 Thông tư này, hàng hóa vận chuyển qua lãnh thổ của một hoặc nhiều nước không phải là Nước thành viên của ACFTA, các chứng từ sau phải được nộp cho cơ quan hải quan Nước thành viên nhập khẩu:

  1. Vận tải đơn chở suốt do Nước thành viên xuất khẩu cấp.
  2. C/O mẫu E do cơ quan, tổ chức cấp C/O liên quan của Nước thành viên xuất khẩu cấp.
  3. Bản gốc hóa đơn thương mại.

4. Các chứng từ chứng minh việc vận chuyển đáp ứng các quy định nêu tại điểm b khoản 2 Điều 11 Thông tư này

Điều 11. Vận chuyển trực tiếp

  1. Hàng hóa được hưởng ưu đãi thuế quan nếu đáp ứng đầy đủ những quy định tại Thông tư này và phải được vận chuyển trực tiếp từ Nước thành viên xuất khẩu tới Nước thành viên nhập khẩu.
  2. Trường hợp sau được coi là vận chuyển trực tiếp từ Nước thành viên xuất khẩu tới Nước thành viên nhập khẩu:
  3. a) Hàng hóa được vận chuyển trực tiếp từ một Nước thành viên xuất khẩu tới Nước thành viên nhập khẩu; hoặc
  4. b) Hàng hóa được vận chuyển qua một hoặc nhiều Nước thành viên khác hoặc qua một Nước không phải là thành viên và đáp ứng các điều kiện sau:

– Quá cảnh là cần thiết vì lý do địa lý hoặc do yêu cầu về vận tải;

– Hàng hóa không tham gia vào giao dịch thương mại hoặc tiêu thụ tại đó;

– Hàng hóa không trải qua bất kỳ công đoạn gia công, chế biến nào khác ngoài việc dỡ hàng và bốc lại hàng hoặc những công đoạn cần thiết để bảo quản hàng hóa trong điều kiện tốt.

6. Trường hợp lô hàng có rất nhiều mặt hàng, khai gộp tên hàng và HS

Trong thực tế thương mại, nhiều trường hợp, trong một lô hàng có các mặt hàng nhập khẩu có cùng tên gọi, mã số HS và trên C/O mẫu E khai gộp chung về số lượng, trọng lượng, về vấn đề này ngày 23/10/2018, Cục Giám sát quản lý – Tổng cục hải quan có công văn số 3380/GSQL-GQ4 ngày 23 tháng 10 năm 2018 gửi một doanh nghiệp trả lời về vấn đề này như sau:

“việc các mặt hàng nhập khẩu có cùng tên gọi, mã số HS nhưng tại ô số 7 trên C/O mẫu E khai gộp chung về số lượng, trọng lượng của hàng hóa nhập khu là chưa phù hợp với quy định”

Tuy đây là văn bản dưới Luật và là công văn gửi cho một công ty cụ thể, tuy nhiên, các doanh nghiệp nên lưu ý để không mắc phải vấn đề này.

Ngoài ra, cũng cần lưu ý: Theo quy định tại công văn số 2706/TCHQ-GSQL ngày 07/06/2011 của Tổng cục hải quan, V/v Hướng dẫn một số điểm của TT 36/2010/TT-BCT và triển khai kết quả cuộc họp ACTNC lần thứ 37, điểm 8: Trong trường hợp C/O mẫu E ban đầu không đủ chỗ để khai hết số lượng các mặt hàng cần khai thì người xuất khẩu sử dụng một C/O mẫu E khác để khai tiếp. Tuy nhiên, giới hạn số lượng mặt hàng trên mỗi C/O là 20 mặt hàng.

Tại Công văn 585/TCHQ-GSQL ngày 31 tháng 1 năm 2019, giải đáp việc gộp các mặt hàng có cùng mã HS, cùng tiêu chí xuất xứ nhưng khác nhau về ký mã hiệu, kích cỡ, model,.. thì CO vẫn hợp lệ

7. Trường hợp Hoá đơn bên thứ 3.

Quy định cụ thể tại điều 33 Thông tư 12/2019/TT-BCT ngày 30 tháng 7 năm 2019. Và hướng dẫn tại Công văn 3577/GSQL/GQ4 ngày 27/09/2019 về vướng mắc C/O mẫu E.

Điều 10 Phụ lục 2  OVERLEAF NOTES: 

THIRD PARTY INVOICING: 10. In cases where invoices are issued by a third country, “the Third Party Invoicing” in Box 13 shall be ticked (√). The invoice number shall be indicated in Box 10. Information such as name and country of the company issuing the invoice shall be indicated in Box 7.

Điều 33. Hóa đơn do bên thứ ba phát hành

Cơ quan hải quan Nước thành viên nhập khẩu chấp nhận C/O mẫu E trong trường hợp hóa đơn thương mại được phát hành bởi một công ty có trụ sở đặt tại một nước thứ ba hoặc bởi một nhà xuất khẩu của Nước thành viên ACFTA đại diện cho công ty đó, với điều kiện hàng hóa đáp ứng các quy định về quy tắc xuất xứ hàng hóa trong ACFTA. Hóa đơn do bên thứ ba phát hành có thể là hóa đơn của một Nước thành viên ACFTA hoặc của một nước không phải là Nước thành viên ACFTA. Số hóa đơn đầu tiên hoặc số hóa đơn của bên thứ ba được khai báo tại Ô số 10 của C/O mẫu E. Nhà xuất khẩu và người nhận hàng phải có trụ sở đặt tại các Nước thành viên ACFTA và hóa đơn bên thứ ba được đính kèm C/O mẫu E khi xuất trình cho cơ quan hải quan Nước thành viên nhập khẩu.

Thủ tục xin cấp CO mẫu E cho hàng XK

Với hàng xuất khẩu, thì bạn sẽ quan tâm đến thủ tục xin cấp ℅ như thế nào, tại đâu, hồ sơ ra sao. Tôi sẽ tóm tắt những mục chính dưới đây. Nếu bạn cần hướng dẫn chi tiết hơn, thì vào đường link tôi đặt cạnh nội dung tương ứng nhé.

Địa điểm cấp CO form E:

Kết hợp online và offline:

  • Online: trên hệ thống ecosys.gov.vn
  • Offline: tại sở công thương (vd: Sở Công thương Hải Phòng: Số 9 Lạch Tray)

Các bước xin cấp:

  1. Đăng ký tài khoản mới cho DN (chỉ làm lần đầu), Đăng ký tại đây
  2. Truy cập hệ thống, khai báo hồ sơ, theo hướng dẫn này
  3. Tải lên file đính kèm: tờ khai hải quan, vận đơn, bảng kê hàm lượng, C.Inv
  4. Ký điện tử & Gửi hồ sơ online
  5. Hồ sơ được duyệt, kết xuất & in đơn xin C/O đã cấp số & nộp cùng bộ hồ sơ
  6. Duyệt hồ sơ giấy & cấp CO gốc (Original), bản bằng giấy

Hồ sơ xin C/O mẫu E:

  1. Đơn xin cấp CO (in từ hệ thống)
  2. Invoice, Packing List, B/L
  3. Tờ khai hq XK…
  4. Bảng giải trình Quy trình sản xuất (nếu lần đầu xin C/O)

Tham khảo thêm về cách thức, địa điểm, hồ sơ xin cấp CO form E tại đây.

—————–

Nói về CO form E là một chủ đề khá dài nhưng cũng khá thú vị. Trên đây tôi đã nêu những nội dung chính liên quan. Hy vọng những nội dung này giúp ích cho bạn trong quá trình làm thủ tục liên quan.

Nguồn: https://www.container-transportation.com/co-form-e.html

Các văn bản pháp luật liên quan:

  • Thông tư 12/2019/TT-BCT ngày 30 tháng 7 năm 2019 Quy định Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện giữa Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á và nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Thông tư này thay thế các quy định cũ Quyết định số 12/2007/QĐ-BTM ngày 31 tháng 5 năm 2007 của Bộ Thương mại; Thông tư số 36/2010/TT-BCT ngày 15 tháng 11 năm 2010 của Bộ Công Thương; Thông tư số 01/2011/TT-BCT ngày 14 tháng 01 năm 2011 của Bộ Công Thương sửa đổi Thông tư số 36/2010/TT-BCT ngày 15 tháng 11 năm 2010 của Bộ Công Thương; Thông tư số 37/2011/TT-BCT ngày 10 tháng 10 năm 2011 của Bộ Công Thương sửa đổi Thông tư số 36/2010/TT-BCT ngày 15 tháng 11 năm 2010 của Bộ Công Thương; Thông tư số 21/2014/TT-BCT ngày 25 tháng 6 năm 2014 của Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung Quy tắc cụ thể mặt hàng ban hành kèm theo Thông tư số 36/2010/TT-BCT ngày 15 tháng 11 năm 2010 của Bộ Công Thương; Thông tư số 14/2016/TT-BCT ngày 05 tháng 8 năm 2016 của Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung Thông tư số 36/2010/TT-BCT ngày 15 tháng 11 năm 2010 của Bộ Công Thương
  • Thông tư số 38/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ Tài chính quy định về xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Phụ lục Thông tư 38.
  • Thông tư 62/2019/TT-BTC ngày 05/09/2019 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 38/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
  • Thông tư số 21/2014/TT-BCT ngày 25 tháng 6 năm 2014 của Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung Quy tắc cụ thể mặt hàng ban hành kèm theo Thông tư số 36/2010/TT-BCT ngày 15 tháng 11 năm 2010 của Bộ Công Thương thực hiện Quy tắc Thủ tục cấp và kiểm tra xuất xứ sửa đổi và Quy tắc cụ thể mặt hàng theo hệ thống hài hòa phiên bản 2007 trong Hiệp định Thương mại hàng hóa thuộc Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện giữa Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á và nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa
  • Thông tư  36/2010/TT-BCT ngày 15 tháng 11 năm 2010 Thực hiện Quy tắc Thủ tục cấp và kiểm tra xuất xứ sửa đổi và Quy tắc cụ thể mặt hàng theo hệ thống hài hòa phiên bản 2007 trong Hiệp định Thương mại hàng hóa thuộc Hiệp định Khung về Hợp tác kinh tế toàn diện giữa Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á và nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa
  • Công văn Số: 2706/TCHQ-GSQL ngày 07 tháng 06 năm 2011 V/v Hướng dẫn một số điểm của TT 36/2010/TT-BCT và triển khai kết quả cuộc họp ACTNC lần thứ 37. Quy định, giải thích một số quy định về mẫu E: về Vận đơn bên thứ ba, sai khác nhỏ được chấp nhận, mẫu E phát hành trước và sau ngày giao hàng.
  • Công văn số 1610/XNK-XXHH ngày 20 tháng 11 năm 2017 của Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công thương giải thích về Người gửi hàng Shiper không nhất thiết phải là Người xuất khẩu Exporter trên CO mẫu E, và Shipper Người gửi hàng không nhất thiết phải có trụ sở tại các bên tham gia Hiệp định.
  • Công văn 585/TCHQ-GSQL ngày 31 tháng 1 năm 2019 giải đáp vướng mắc tại ô số 7 các CO mẫu ưu đãi, về gộp các mặt hàng có cùng mã HS.
  • Công văn 3577/GSQL/GQ4 ngày 27/09/2019 về vướng mắc C/O mẫu E về vận đơn bên thứ 3

SUNMETAL BT.

Nghị định số 125/2017/NĐ-CP ngày 16/11/2017 của Chỉnh phủ

Nghị định số 125/2017/NĐ-CP ngày 16/11/2017 của Chỉnh phủ về việc Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 122/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ về Biểu thuế xuất khẩu, biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan.

Biểu thuế FILE exel.

Lưu ý: các mặt hàng sắt thép nếu thuộc chương 98 (thuế ưu đãi riêng) thì áp dụng mức thuế ưu đãi ở chương 98, không áp dụng mức thuế ưu đãi ở 97 chương trước.

SUNMETAL ST.

Bãi bỏ một số điều trong quy định quản lý chất lượng thép sản xuất trong nước và thép nhập khẩu

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh vừa ký ban hành Thông tư 18/2017/TT-BCT bãi bỏ một số điều của Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BCT-BKHCN ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Công Thương và Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định quản lý chất lượng thép sản xuất trong nước và thép nhập khẩu.

Ống hàn xoắn DN1600-1800

Theo đó, Thông tư 18/2017/TT-BCT bãi bỏ một số điều của Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BCT-BKHCN ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Công Thương và Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định quản lý chất lượng thép sản xuất trong nước và thép nhập khẩu như sau:

– Bãi bỏ điểm c khoản 2 Điều 1; khoản 2 Điều 2; Điều 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, khoản 2 Điều 21 và Điều 22.

– Bãi bỏ Mục 2 Phụ lục III, Phụ lục IV, V, VI, VII, VIII, IX, X.

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 08 tháng 11 năm 2017.

Nguồn: http://www.moit.gov.vn/web/guest/tin-chi-tiet/-/chi-tiet/bai-bo-mot-so-%C4%91ieu-trong-quy-%C4%91inh-quan-ly-chat-luong-thep-san-xuat-trong-nuoc-va-thep-nhap-khau-7031-16.html

Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BCT-BKHCN sửa đổi còn nội dung chính như sau:

Điều 3. Công bố tiêu chuẩn áp dụng và áp dụng phương pháp thử nghiệm không phá hủy

1. Các sản phẩm thép trước khi lưu thông phải được công bố tiêu chuẩn áp dụng.

2. Đối với các loại thép được phân loại theo mã HS quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này:

a) Trường hợp tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu sử dụng tiêu chuẩn cơ sở để công bố áp dụng, tiêu chuẩn cơ sở phải có các yêu cầu kỹ thuật không được thấp hơn các yêu cầu kỹ thuật quy định tại tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) tương ứng của Việt Nam.

b) Trường hợp chưa có tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) của Việt Nam, tiêu chuẩn cơ sở phải có các yêu cầu kỹ thuật không được thấp hơn các yêu cầu kỹ thuật quy định tại tiêu chuẩn quốc gia tương ứng của nước xuất khẩu hoặc tiêu chuẩn quốc tế.

c) Trường hợp chưa có tiêu chuẩn quốc gia của Việt Nam, của nước xuất khẩu hoặc chưa có tiêu chuẩn quốc tế thì tiêu chuẩn cơ sở phải đáp ứng các yêu cầu quy định tại Khoản 4 Điều này.

3. Đối với các loại thép được phân loại theo mã HS quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này:

Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu sử dụng tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) tương ứng của Việt Nam hoặc tiêu chuẩn quốc gia tương ứng của nước xuất khẩu để công bố áp dụng.

4. Tiêu chuẩn công bố phải bao gồm các chỉ tiêu cơ bản của sản phẩm thép như sau:

a) Chỉ tiêu kích thước, ngoại quan và cơ lý:

– Kích thước hình học: đường kính/chiều dày, chiều rộng; chiều dài;

– Ngoại quan: bề mặt, mép cán;

– Chỉ tiêu cơ lý:

+ Giới hạn chảy; giới hạn bền kéo; độ giãn dài tương đối; hoặc

+ Giới hạn chảy; giới hạn bền kéo; độ giãn dài tương đối; giới hạn độ bền uốn; hoặc

+ Giới hạn chảy; giới hạn bền kéo; giới hạn độ cứng; giới hạn độ bền uốn.

– Đối với sản phẩm có phủ/mạ/tráng: công bố bổ sung độ dày của lớp phủ/mạ/tráng và độ bám dính.

b) Chỉ tiêu hóa học:

– Tất cả các sản phẩm thép phải thực hiện công bố hàm lượng của 05 nguyên tố hóa học C, Si, Mn, P, S;

– Đối với sản phẩm thép không gỉ (rỉ) phải công bố bổ sung thêm hàm lượng của 02 nguyên tố hóa học Cr, Ni;

– Đối với sản phẩm thép hợp kim phải công bố bổ sung tối thiểu hàm lượng của 01 nguyên tố hợp kim (theo chủng loại thép hợp kim do tổ chức, cá nhân đăng ký).

5. Các sản phẩm thép sau đây được phép áp dụng biện pháp kiểm tra không phá hủy trong đánh giá chất lượng:

a) Sản phẩm thép có chiều dày từ 10 mm trở lên; thép cây đặc có đường kính từ 50 mm trở lên;

b) Sản phẩm thép góc, thép hình, thép hình lượn sóng;

c) Sản phẩm thép dạng khuôn hộp kín, có chiều rộng trên 150 mm và chiều dày không dưới 4 mm, không ở dạng cuộn và không có hình nổi.

Theo đó, các tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu và sử dụng thép không cần kiểm tra chất lượng thép như trước đây mà chỉ cần Công bố tiêu chuẩn áp dụng và áp dụng phương pháp thử nghiệm không phá hủy.

PHỤ LỤC I

DANH MỤC CÁC SẢN PHẨM THÉP KHÔNG THUỘC PHẠM VI ĐIỀU CHỈNH CỦA THÔNG TƯ LIÊN TỊCH (NHẬP KHẨU PHỤC VỤ CHẾ TẠO TRONG NƯỚC)
(Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 58 /2015/TTLT-BCT-BKHCN ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Bộ Công Thương và Bộ Khoa học và Công nghệ)

Mã hàngMô tả hàng hóa
7208Các sản phẩm sắt hoặc thép không hợp kim được cán phẳng, có chiều rộng từ 600 mm trở lên, được cán nóng, chưa phủ, mạ hoặc tráng.
7208.10.00– Dạng cuộn, chưa được gia công quá mức cán nóng, có hình dập nổi
7208.25.00– – Chiều dày từ 4,75 mm trở lên
7208.26.00– – Chiều dày từ mm đến dưới 4,75 mm
7208.36.00– – Chiều dày trên 10 mm
7208.37.00– – Chiều dày từ 4,75 mm đến 10 mm
7208.38.00– – Chiều dày từ mm đến dưới 4,75 mm
7208.51.00– – Chiều dày trên 10 mm
7208.52.00– – Chiều dày từ 4,75 mm đến 10 mm
7208.53.00– – Chiều dày từ mm đến dưới 4,75 mm
7209Các sản phẩm sắt hoặc thép không hợp kim được cán phẳng, có chiều rộng từ 600 mm trở lên, cán nguội (ép nguội), chưa dát phủ, mạ hoặc tráng.
7209.17.00– – Có chiều dày từ 0,5 mm đến 1 mm
7209.18.10– – – Tấm thép đen (tôn đen) cán để tráng thiếc (Tin – mill blackplate – TMBP)
7209.18.91– – – – Có hàm lượng carbon dưới 0,6% tính theo trọng lượng và chiều dày không quá 0,17 mm
7209.18.99– – – – Loại khác
7209.27.00– – Có chiều dày từ 0,5 mm đến 1 mm
7209.28.10– – – Có hàm lượng carbon dưới 0,6% tính theo trọng lượng và chiều dày không quá 0,17 mm
7209.28.90– – – Loại khác
7211Các sản phẩm sắt hoặc thép không hợp kim được cán phẳng, có chiều rộng dưới 600 mm, chưa phủ, mạ hoặc tráng.
7211.13.10– – – Dạng đai và dải, chiều rộng trên 150 mm nhưng không quá 400 mm
7211.13.90– – – Loại khác
7211.14.11– – – – Dạng đai và dải, chiều rộng không quá 400 mm
7211.14.12– – – – Dạng lượn sóng, có hàm lượng carbon dưới 0,6% tính theo trọng lượng
7211.14.19– – – – Loại khác
7211.14.21– – – – Dạng đai và dải, chiều rộng không quá 400 mm
7211.14.22– – – – Dạng lượn sóng, có hàm lượng carbon dưới 0,6% tính theo trọng lượng
7211.14.29– – – – Loại khác
7211.19.11– – – – Dạng đai và dải, chiều rộng không quá 400 mm
7211.19.12– – – – Dạng lượn sóng, có hàm lượng carbon dưới 0,6% tính theo trọng lượng
7211.19.19– – – – Loại khác
7211.19.21– – – – Dạng đai và dải, chiều rộng không quá 400 mm
7211.19.22– – – – Dạng lượn sóng, có hàm lượng carbon dưới 0,6% tính theo trọng lượng
7211.19.23– – – – Loại khác, chiều dày không quá 0,17mm
7211.19.29– – – – Loại khác
7211.23.10– – – Dạng lượn sóng
7211.23.20– – – Dạng đai và dải, chiều rộng không quá 400 mm
7211.23.30– – – Loại khác, chiều dày không quá 0,17 mm
7211.23.90– – – Loại khác
7211.29.10– – – Dạng lượn sóng
7211.29.20– – – Dạng đai và dải, chiều rộng không quá 400 mm
7211.29.30– – – Loại khác, chiều dày không quá 0,17 mm
7211.29.90– – – Loại khác
7211.90.10– – Dạng đai và dải, chiều rộng không quá 400 mm
7211.90.20– – Dạng lượn sóng, có hàm lượng carbon dưới 0,6% tính theo trọng lượng
7211.90.30– – Loại khác, chiều dày không quá 0,17 mm
7211.90.90– – Loại khác
7213Sắt hoặc thép không hợp kim, dạng thanh và que, dạng cuộn cuốn không đều, được cán nóng.
7213.91.20– – – Thép cốt bê tông
7213.99.20– – – Thép cốt bê tông
7214Sắt hoặc thép không hợp kim ở dạng thanh và que khác, chưa được gia công qua mức rèn, cán nóng, kéo nóng hoặc ép đùn nóng, kể cả những dạng này được xoắn sau khi cán.
7214.20.31– – – – Thép cốt bê tông
7214.20.41– – – – Thép cốt bê tông
7214.20.51– – – – Thép cốt bê tông
7214.20.61– – – – Thép cốt bê tông
7215Sắt hoặc thép không hợp kim ở dạng thanh và que khác.
7215.50.91– – – Thép cốt bê tông
7215.90.10– – Thép cốt bê tông
7216Sắt hoặc thép không hợp kim dạng góc, khuôn, hình.
7216.10.00– Hình ch U, I hoặc H, chưa được gia công quá mức cán nóng, kéo nóng hoặc ép đùn, có chiều cao dưới 80 mm
7216.22.00– – Hình ch T
7216.31.00– – Hình ch U
7216.32.00– – Hình ch I
7216.33.00– – Hình ch H
7216.50.10– – Có chiều cao dưới 80 mm
7216.50.90– – Loại khác
7217Dây của sắt hoặc thép không hợp kim.
7217.10.22– – – Dây tanh; thép dây dẹt cuộn tang; thép dây dự ứng lực; dây thép dễ cắt gọt
7217.10.31– – – Dây thép làm nan hoa; dây tanh; thép dây dẹt cuộn tang; thép dây dự ứng lực; dây thép dễ cắt gọt
7217.20.10– – Chứa hàm lượng carbon dưới 0,25% tính theo trọng lượng
7217.20.20– – Chứa hàm lượng carbon từ 0,25% đến dưới 0,45% tính theo trọng lượng
7217.20.91– – – Dây thép dùng làm lõi cho cáp dẫn điện bằng nhôm (ACSR)
7217.30.11– – – Mạ hoặc tráng thiếc
7217.30.19– – – Loại khác
7217.30.21– – – Mạ hoặc tráng thiếc
7217.30.29– – – Loại khác
7217.30.31– – – Dây thép phủ hợp kim đồng loại dùng để làm tanh lốp cao su loại bơm hơi (dây tanh)
7218Thép không gỉ ở dạng thỏi đúc hoặc dạng thô khác; bán thành phẩm của thép không gỉ.
7218.10.00– Ở dạng thỏi đúc và dạng thô khác
7218.91.00– – Có mặt cắt ngang hình ch nhật (trừ hình vuông)
7218.99.00– – Loại khác
7219Các sản phẩm của thép không gỉ cán phẳng, có chiều rộng từ 600 mm trở lên.
7219.11.00– – Chiều dày trên 10 mm
7219.12.00– – Chiều dày từ 4,75 mm đến 10 mm
7219.13.00– – Chiều dày từ mm đến dưới 4,75 mm
7219.14.00– – Chiều dày dưới mm
7219.21.00– – Chiều dày trên 10 mm
7219.22.00– – Chiều dày từ 4,75 mm đến 10 mm
7219.23.00– – Chiều dày từ mm đến dưới 4,75mm
7219.24.00– – Chiều dày dưới mm
7219.31.00– – Chiều dày từ 4,75 mm trở lên
7220Các sản phẩm thép không gỉ được cán phẳng, có chiều rộng dưới 600 mm.
7220.11.10– – – Dạng đai và dải, chiều rộng không quá 400 mm
7220.11.90– – – Loại khác
7220.12.10– – – Dạng đai và dải, chiều rộng không quá 400 mm
7220.12.90– – – Loại khác
7221.00.00Thanh và que thép không gỉ được cán nóng, dạng cuộn cuốn không đều.
7222Thép không gỉ dạng thanh và que khác; thép không gỉ ở dạng góc, khuôn và hình khác.
7222.11.00– – Có mặt cắt ngang hình tròn
7222.19.00– – Loại khác
7222.20.10– – Có mặt cắt ngang hình tròn
7222.20.90– – Loại khác
7222.30.10– – Có mặt cắt ngang hình tròn
7222.30.90– – Loại khác
7222.40.10– – Chưa được gia công quá mức cán nóng, kéo nóng hoặc ép đùn qua khuôn
7222.40.90– – Loại khác
7223.00.00Dây thép không gỉ.
7225Thép hợp kim khác được cán phẳng, có chiều rộng từ 600 mm trở lên.
7225.11.00– – Các hạt (cấu trúc tế vi) kết tinh có định hướng
7225.19.00– – Loại khác
7225.30.10– – Thép gió
7225.30.90– – Loại khác
7225.40.10– – Thép gió
7225.40.90– – Loại khác
7225.50.10– – Thép gió
7225.91.10– – – Thép gió
7225.92.10– – – Thép gió
7225.99.10– – – Thép gió
7226Sản phẩm của thép hợp kim khác được cán phẳng, có chiều rộng dưới 600 mm.
7226.11.10– – – Dạng đai và dải, chiều rộng không quá 400 mm
7226.11.90– – – Loại khác
7226.19.10– – – Dạng đai và dải, chiều rộng không quá 400 mm
7226.19.90– – – Loại khác
7226.20.10– – Dạng đai và dải, chiều rộng không quá 400 mm
7226.20.90– – Loại khác
7226.91.10– – – Dạng đai và dải, chiều rộng không quá 400 mm
7226.92.10– – – Dạng đai và dải, chiều rộng không quá 400 mm
7227.10.00– Bằng thép gió
7227.20.00– Bằng thép mangan – silic
7228.10.10– – Có mặt cắt ngang hình tròn
7228.10.90– – Loại khác
7228.20.11– – – Chưa được gia công quá mức cán nóng, kéo nóng hoặc ép đùn qua khuôn
7228.20.19– – – Loại khác
7228.20.91– – – Chưa được gia công quá mức cán nóng, kéo nóng hoặc ép đùn qua khuôn
7228.20.99– – – Loại khác
7228.40.90– – Loại khác
7228.50.90– – Loại khác
7228.60.90– – Loại khác
7228.80.11– – – Có mặt cắt ngang hình tròn
7228.80.19– – – Loại khác
7228.80.90– – Loại khác
7229Dây thép hợp kim khác
7229.20.00– Bằng thép silic-mangan
7229.90.10– – Bằng thép gió

 

PHỤ LỤC II

DANH MỤC CÁC SẢN PHẨM THÉP PHẢI KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG THEO TIÊU CHUẨN CƠ SỞ, TIÊU CHUẨN QUỐC GIA (TCVN), TIÊU CHUẨN KHU VỰC, TIÊU CHUẨN CỦA CÁC NƯỚC VÀ TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ
(Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 58 /2015/TTLT-BCT-BKHCN ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Bộ Công Thương và Bộ Khoa học và Công nghệ)

Mã hàngMô tả hàng hóa
7206Sắt hoặc thép không hợp kim ở dạng thỏi đúc hoặc các dạng thô khác (trừ sản phẩm có chứa sắt thuộc nhóm 72.03)
7206.10.10– – Có hàm lượng carbon trên 0,6% tính theo trọng lượng
7206.10.90– – Loại khác
7206.90.00– Loại khác
7207Sắt hoặc thép không hợp kim ở dạng bán thành phẩm
7207.11.00– – Mặt cắt ngang hình ch nhật (kể cả hình vuông), có chiều rộng nhỏ hơn hai lần chiều dày
7207.12.10– – – Phôi dẹt (dạng phiến)
7207.12.90– – – Loại khác
7207.19.00– – Loại khác
7207.20.10– – – Phôi dẹt (dạng phiến)
7207.20.21– – – – Dạng khối được tạo hình bằng cách rèn; phôi dạng tấm
7207.20.29– – – – Loại khác
7207.20.91– – – Phôi dẹt (dạng phiến)
7207.20.92– – – – Dạng khối được tạo hình thô bằng cách rèn; phôi dạng tấm
7207.20.99– – – – Loại khác
7208Các sản phẩm sắt hoặc thép không hợp kim được cán phẳng, có chiều rộng từ 600 mm trở lên, được cán nóng, chưa phủ, mạ hoặc tráng.
7208.27.10– – – Chiều dày dưới 2 mm
7208.27.90– – – Loại khác
7208.39.00– – Chiều dày dưới mm
7208.40.00– Dạng không cuộn, chưa được gia công quá mức cán nóng, có hình dập nổi trên bề mặt
7208.54.00– – Chiều dày dưới mm
7208.90.00– Loại khác
7209Các sản phẩm sắt hoặc thép không hợp kim được cán phẳng, có chiều rộng từ 600mm trở lên, cán nguội (ép nguội), chưa dát phủ, mạ hoặc tráng.
7209.15.00– – Có chiều dày từ mm trở lên
7209.16.00– – Có chiều dày trên 1 mm đến dưới mm
7209.25.00– – Có chiều dày từ mm trở lên
7209.26.00– – Có chiều dày trên 1 mm đến dưới mm
7209.90.10– – Dạng lượn sóng
7209.90.90– – Loại khác
7210Các sản phẩm sắt hoặc thép không hợp kim được cán phẳng, có chiều rộng từ 600 mm trở lên, đã phủ, mạ hoặc tráng.
7210.11.10– – – Có hàm lượng carbon từ 0,6% trở lên tính theo trọng lượng
7210.11.90– – – Loại khác
7210.12.10– – – Có hàm lượng carbon từ 0,6% trở lên tính theo trọng lượng
7210.12.90– – – Loại khác
7210.20.10– – Có hàm lượng carbon dưới 0,6% tính theo trọng lượng và chiều dày không quá 1,5 mm
7210.20.90– – Loại khác
7210.30.11– – – Chiều dày không quá 1,2 mm
7210.30.12– – – Chiều dày trên 1,2 mm nhưng không quá 1,5 mm
7210.30.19– – – Loại khác
7210.30.91– – – Chiều dày không quá 1,2 mm
7210.30.99– – – Loại khác
7210.41.11– – – – Chiều dày không quá 1,2 mm
7210.41.12– – – – Chiều dày trên 1,2 mm nhưng không quá 1,5 mm
7210.41.19– – – – Loại khác
7210.41.91– – – – Chiều dày không quá 1,2 mm
7210.41.99– – – – Loại khác
7210.49.11– – – – Được phủ, mạ hoặc tráng kẽm bằng phương pháp hợp kim hoá bề mặt có hàm lượng carbon dưới 0,04% tính theo trọng lượng và chiều dày không quá 1,2 mm
7210.49.12– – – – Loại khác, chiều dày không quá 1,2 mm
7210.49.13– – – – Chiều dày trên 1,2 mm nhưng không quá 1,5 mm
7210.49.19– – – – Loại khác
7210.49.91– – – – Chiều dày không quá 1,2 mm
7210.49.99– – – – Loại khác
7210.50.00– Được mạ hoặc tráng bằng oxit crom hoặc bằng crom và oxit crom
7210.61.11– – – – Chiều dày không quá 1,2 mm
7210.61.12– – – – Chiều dày trên 1,2 mm nhưng không quá 1,5 mm
7210.61.19– – – – Loại khác
7210.61.91– – – – Chiều dày không quá 1,2 mm
7210.61.99– – – – Loại khác
7210.69.11– – – – Chiều dày không quá 1,2 mm
7210.69.12– – – – Chiều dày trên 1,2 mm nhưng không quá 1,5 mm
7210.69.19– – – – Loại khác
7210.69.91– – – – Chiều dày không quá 1,2 mm
7210.69.99– – – – Loại khác
7210.70.10– – Có hàm lượng carbon dưới 0,6% tính theo trọng lượng và chiều dày không quá 1,5 mm
7210.70.90– – Loại khác
7210.90.10– – Có hàm lượng carbon dưới 0,6% tính theo trọng lượng và chiều dày không quá 1,5 mm
7210.90.90– – Loại khác
7212Các sản phẩm sắt hoặc thép không hợp kim cán phẳng, có chiều rộng dưới 600 mm, đã phủ, mạ hoặc tráng
7212.10.10– – Dạng đai và dải, chiều rộng không quá 400 mm
7212.10.91– – – Có hàm lượng carbon dưới 0,6% tính theo trọng lượng
7212.10.99– – – Loại khác
7212.20.10– – Dạng đai và dải, chiều rộng không quá 400 mm
7212.20.20– – Loại khác, có hàm lượng carbon dưới 0,6% tính theo trọng lượng và chiều dày không quá 1,5 mm
7212.20.90– – Loại khác
7212.30.10– – Dạng đai và dải, chiều rộng không quá 400 mm
7212.30.20– – Loại khác, có hàm lượng carbon dưới 0,6% tính theo trọng lượng và chiều dày không quá 1,5 mm
7212.30.91– – – Được phủ, mạ hoặc tráng kẽm bằng phương pháp hợp kim hoá bề mặt có hàm lượng carbon dưới 0,04% tính theo trọng lượng
7212.30.99– – – Loại khác
7212.40.10– – Dạng đai và dải, chiều rộng không quá 400 mm
7212.40.20– – Loại khác, có hàm lượng carbon dưới 0,6% tính theo trọng lượng và chiều dày không quá 1,5 mm
7212.40.90– – Loại khác
7212.50.11– – – Dạng đai và dải, chiều rộng không quá 400 mm
7212.50.12– – – Loại khác, có hàm lượng carbon dưới 0,6% tính theo trọng lượng và chiều dày không quá 1,5 mm
7212.50.19– – – Loại khác
7212.50.21– – – Dạng đai và dải, chiều rộng không quá 400 mm
7212.50.22– – – Loại khác, có hàm lượng carbon dưới 0,6% tính theo trọng lượng và chiều dày không quá 1,5 mm
7212.50.29– – – Loại khác
7212.50.91– – – Dạng đai và dải, chiều rộng không quá 400 mm
7212.50.92– – – Loại khác, có hàm lượng carbon dưới 0,6% tính theo trọng lượng và chiều dày không quá 1,5 mm
7212.50.99– – – Loại khác
7212.60.10– – Dạng đai và dải, chiều rộng không quá 400 mm
7212.60.20– – Loại khác, có hàm lượng carbon dưới 0,6% tính theo trọng lượng và chiều dày không quá 1,5 mm
7212.60.90– – Loại khác
7213Sắt hoặc thép không hợp kim, dạng thanh và que, dạng cuộn cuốn không đều, được cán nóng.
7213.10.00– Có răng khía, rãnh, gân hoặc các dạng khác được tạo thành trong quá trình cán
7213.20.00– Loại khác, bằng thép dễ cắt gọt
7213.91.10– – – Loại dùng để sản xuất que hàn
7213.91.90– – – Loại khác
7213.99.10– – – Loại dùng để sản xuất que hàn
7213.99.90– – – Loại khác
7214Sắt hoặc thép không hợp kim ở dạng thanh và que khác, mới chỉ qua rèn, cán nóng, kéo nóng hoặc ép đùn nóng, kể cả công đoạn xoắn sau khi cán.
7214.10.11– – – Có mặt cắt ngang hình tròn
7214.10.19– – – Loại khác
7214.10.21– – – Có mặt cắt ngang hình tròn
7214.10.29– – – Loại khác
7214.20.39– – – – Loại khác
7214.20.49– – – – Loại khác
7214.20.59– – – – Loại khác
7214.20.69– – – – Loại khác
7214.30.00– Loại khác, bằng thép dễ cắt gọt
7214.91.10– – – Có hàm lượng carbon dưới 0,6% tính theo trọng lượng
7214.91.20– – – Có hàm lượng carbon từ 0,6% trở lên tính theo trọng lượng
7214.99.10– – – Có hàm lượng carbon từ 0,6% trở lên tính theo trọng lượng, loại trừ dạng mặt cắt ngang hình tròn
7214.99.90– – – Loại khác
7215Sắt hoặc thép không hợp kim ở dạng thanh và que khác.
7215.10.00– Bằng thép dễ cắt gọt, chưa được gia công quá mức tạo hình nguội hoặc gia công kết thúc nguội
7215.50.10– – Có hàm lượng carbon từ 0,6% trở lên tính theo trọng lượng, trừ dạng mặt cắt ngang hình tròn
7215.50.99– – – Loại khác
7215.90.90– – Loại khác
7216Sắt hoặc thép không hợp kim dạng góc, khuôn, hình.
7216.21.00– – Hình ch
7216.40.00– Hình ch hoặc ch T, chưa được gia công quá mức cán nóng, kéo nóng hoặc ép đùn, có chiều cao từ 80 mm trở lên
7216.61.00– – Thu được từ các sản phẩm cán phẳng
7216.69.00– – Loại khác
7216.91.00– – Được tạo hình hoặc hoàn thiện trong quá trình gia công nguội từ các sản phẩm cán phẳng
7216.99.00– – Loại khác
7217Dây của sắt hoặc thép không hợp kim.
7217.10.10– – Có hàm lượng carbon dưới 0,25% tính theo trọng lượng
7217.10.29– – – Loại khác
7217.10.39– – – Loại khác
7217.20.99– – – Loại khác
7217.30.32– – – Loại khác, mạ hoặc tráng thiếc
7217.30.39– – – Loại khác
7217.90.10– – Có hàm lượng carbon dưới 0,25% tính theo trọng lượng
7217.90.90– – Loại khác
7219Các sản phẩm của thép không gỉ cán phẳng, có chiều rộng từ 600 mm trở lên.
7219.32.00– – Chiều dày từ mm đến dưới 4,75 mm
7219.33.00– – Chiều dày trên 1 mm đến dưới mm
7219.34.00– – Chiều dày từ 0,5 mm đến 1 mm
7219.35.00– – Chiều dày dưới 0,5 mm
7219.90.00– Loại khác
7220Các sản phẩm của thép không gỉ được cán phẳng, có chiều rộng dưới 600 mm.
7220.20.10– – Dạng đai và dải, chiều rộng không quá 400 mm
7220.20.90– – Loại khác
7220.90.10– – Dạng đai và dải, chiều rộng không quá 400 mm
7220.90.90– – Loại khác
7224Thép hợp kim khác ở dạng thỏi đúc hoặc dạng thô khác; các bán thành phẩm bằng thép hợp kim khác.
7224.10.00– Ở dạng thỏi đúc và dạng thô khác
7224.90.00– Loại khác
7225Thép hợp kim khác được cán phẳng, có chiều rộng từ 600 mm trở lên.
7225.50.90– – Loại khác
7225.91.90– – – Loại khác
7225.92.90– – – Loại khác
7225.99.90– – – Loại khác
7226Sản phẩm của thép hợp kim khác được cán phẳng, có chiều rộng dưới 600 mm.
7226.91.90– – – Loại khác
7226.92.90– – – Loại khác
7226.99.19– – – – Loại khác
7226.99.11– – – – Mạ hoặc tráng kẽm
7226.99.91– – – – Mạ hoặc tráng kẽm
7226.99.99– – – – Loại khác
7227Các dạng thanh và que, của thép hợp kim khác, được cán nóng, dạng cuộn không đều.
7227.90.00– Loại khác
7228Các dạng thanh và que khác bằng thép hợp kim khác; các dạng góc, khuôn và hình, bằng thép hợp kim khác; thanh và que rỗng, bằng thép hợp kim hoặc không hợp kim.
7228.30.10– – Có mặt cắt ngang hình tròn
7228.30.90– – Loại khác
7228.40.10– – Có mặt cắt ngang hình tròn
7228.50.10– – Có mặt cắt ngang hình tròn
7228.60.10– – Có mặt cắt ngang hình tròn
7228.70.10– – Chưa được gia công quá mức cán nóng, kéo nóng hoặc ép đùn qua khuôn
7228.70.90– – Loại khác
7229Dây thép hợp kim khác
7229.90.90– – Loại khác
7306Các loại ống, ống dẫn và thanh hình có mặt cắt rỗng khác, bằng sắt hoặc thép (ví dụ, nối mở, hàn, tán đinh hoặc ghép bằng cách tương tự)
7306.50.90– – Loại khác

 

PHỤ LỤC III

DANH MỤC CÁC SẢN PHẨM THÉP PHẢI KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG THEO TIÊU CHUẨN QUỐC GIA (TCVN) CỦA VIỆT NAM, TIÊU CHUẨN QUỐC GIA CỦA NƯỚC XUẤT KHẨU
(Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BCT-BKHCN ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Bộ Công Thương và Bộ Khoa học và Công nghệ)

  1. Danh Mục các sản phẩm thép phải kiểm tra chất lượng
Mã hàngMô tả hàng hóa
7207Sắt hoặc thép không hợp kim ở dạng bán thành phẩm
7207.11.00– – Mặt cắt ngang hình ch nhật (kể cả hình vuông), có chiều rộng nhỏ hơn hai lần chiều dày
7207.12.10– – – Phôi dẹt (dạng phiến)
7207.12.90– – – Loại khác
7207.19.00– – Loại khác
7207.20.10– – – Phôi dẹt (dạng phiến)
7207.20.21– – – – Dạng khối được tạo hình bằng cách rèn ; phôi dạng tấm
7207.20.29– – – – Loại khác
7207.20.91– – – Phôi dẹt (dạng phiến)
7207.20.92– – – -Dạng khối được tạo hình thô bằng cách rèn; phôi dạng tấm
7207.20.99– – – – Loại khác
7210Các sản phẩm sắt hoặc thép không hợp kim được cán phẳng, có chiều rộng từ 600 mm trở lên, đã phủ, mạ hoặc tráng
7210.11.10– – – Có hàm lượng carbon từ 0,6% trở lên tính theo trọng lượng
7210.11.90– – – Loại khác
7210.12.10– – – Có hàm lượng carbon từ 0,6% trở lên tính theo trọng lượng
7210.12.90– – – Loại khác
7210.20.10– – Có hàm lượng carbon dưới 0,6% tính theo trọng lượng và chiều dày không quá 1,5 mm
7210.20.90– – Loại khác
7210.30.11– – – Chiều dày không quá 1,2 mm
7210.30.12– – – Chiều dày trên 1,2 mm nhưng không quá 1,5 mm
7224Thép hợp kim khác ở dạng thỏi đúc hoặc dạng thô khác; các bán thành phẩm bằng thép hợp kim khác.
7224.10.00– Ở dạng thỏi đúc và dạng thô khác
7224.90.00– Loại khác
7225Thép hợp kim khác được cán phẳng, có chiều rộng từ 600 mm trở lên.
7225.91.90– – – Loại khác
7225.92.90– – – Loại khác
7226Sản phẩm của thép hợp kim khác được cán phẳng, có chiều rộng dưới 600 mm.
7226.99.11– – – – Mạ hoặc tráng kẽm
7226.99.91– – – – Mạ hoặc tráng kẽm
7306Các loại ống, ống dẫn và thanh hình có mặt cắt rỗng khác, bằng sắt

hoặc thép (ví dụ, nối mở, hàn, tán đinh hoặc ghép bằng cách tương tự)

7306.50.90– – Loại khác
  1. Danh Mục các sản phẩm thép phải kê khai nhập khẩu, xác nhận nhu cầu nhập khẩu thép.

Các sản phẩm thép có mã HS: 7224.10.00; 7224.90.00.

 

Quy định mới về nhãn hàng hóa, vướng mắc về ghi nhãn hàng hóa nhập khẩu

Từ ngày 1-6-2017, Nghị định 43/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định nội dung, cách ghi và quản lý nhà nước về nhãn đối với hàng hóa lưu thông tại Việt Nam và hàng hóa nhập khẩu chính thức có hiệu lực. Với nhiều quy định mới, Nghị định đã tạo hành lang pháp lý để ngăn chặn việc mập mờ nhãn mác.

Khắc phục những bất cập

Từ ngày 1-6-2017, Nghị định 43/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định nội dung, cách ghi và quản lý nhà nước về nhãn đối với hàng hóa lưu thông tại Việt Nam và hàng hóa nhập khẩu đã chính thức có hiệu lực. Theo đó, các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa tại Việt Nam hoặc nhập khẩu hàng hóa phải ghi nhãn cho hàng hóa, trừ: Hành lý của người xuất – nhập cảnh, tài sản di chuyển; hàng hóa là thực phẩm tươi, sống, thực phẩm chế biến không có bao bì và bán trực tiếp cho người dùng; hàng hóa đã qua sử dụng; hàng hóa xuất khẩu không tiêu thụ nội địa; nhiên liệu, nguyên liệu bán trực tiếp cho người sử dụng…

Nhãn hàng hóa bắt buộc phải thể hiện các nội dung: Tên hàng hóa; tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa; xuất xứ hàng hóa…; kích thước của chữ và số phải bảo đảm đủ để đọc bằng mắt thường. Với lương thực, nhãn hàng hóa bắt buộc phải có định lượng, ngày sản xuất, hạn sử dụng, thông tin cảnh báo (nếu có); với rượu, phải có định lượng, hàm lượng etanol, hạn sử dụng, hướng dẫn bảo quản, thông tin cảnh báo (nếu có), mã nhận diện lô (nếu có); đối với thuốc lá, thông tin bắt buộc trên nhãn bao gồm định lượng, ngày sản xuất, thông tin cảnh báo, hạn sử dụng và mã số, mã vạch…

Cũng theo quy định mới, nhãn hàng hóa phải được thể hiện ở vị trí dễ nhận biết; nhãn hàng hóa, kể cả nhãn phụ phải bảo đảm ghi trung thực, rõ ràng, chính xác, phản ánh đúng bản chất của hàng hóa. Hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam mà nhãn gốc không phù hợp với quy định của Nghị định này thì tổ chức, cá nhân nhập khẩu phải ghi nhãn phụ khi đưa ra lưu thông và phải giữ nguyên nhãn gốc. Nhãn hàng hóa, bao bì thương phẩm gắn nhãn hàng hóa được sản xuất, in ấn trước ngày 1-6-2017 vẫn được tiếp tục sử dụng đến hết ngày 1-6-2019.

I. Trích nội dung nghị định 43/2017/NĐ-CP:

Điều 3. Giải thích từ ngữ

  1. Nhãn hàng hóa là bản viết, bản in, bản vẽ, bản chụp của chữ, hình vẽ, hình ảnh được dán, in, đính, đúc, chạm, khắc trực tiếp trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa hoặc trên các chất liệu khác được gắn trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa;
  2. Lưu thông hàng hóa là hoạt động trưng bày, khuyến mại, vận chuyển và lưu giữ hàng hóa trong quá trình mua bán hàng hóa, trừ trường hợp vận chuyển hàng hóa của tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa từ cửa khẩu về kho lưu giữ;

Điều 7. Ngôn ngữ trình bày nhãn hàng hóa

  1. Những nội dung bắt buộc thể hiện trên nhãn hàng hóa phải được ghi bằng tiếng Việt, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này.
  2. 3. Hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam mà trên nhãn chưa thể hiện hoặc thể hiện chưa đủ những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt thì phải có nhãn phụ thể hiện những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt và giữ nguyên nhãn gốc của hàng hóa. Nội dung ghi bằng tiếng Việt phải tương ứng với nội dung ghi trên nhãn gốc

Điều 8. Ghi nhãn phụ

  1. Nhãn phụ phải được gắn trên hàng hóa hoặc bao bì thương phẩm của hàng hóa và không được che khuất những nội dung bắt buộc của nhãn gốc.
  2. Nội dung ghi trên nhãn phụ là nội dung dịch nguyên ra tiếng Việt từ các nội dung bắt buộc ghi trên nhãn gốc và bổ sung các nội dung bắt buộc khác còn thiếu theo tính chất của hàng hóa theo quy định tại Nghị định này. Tổ chức, cá nhân ghi nhãn phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung ghi. Nội dung ghi trên nhãn phụ gồm cả nội dung được ghi bổ sung không làm hiểu sai nội dung trên nhãn gốc và phải phản ánh đúng bản chất và nguồn gốc của hàng hóa.

Đối với hàng hóa không xuất khẩu được hoặc bị trả lại, đưa ra lưu thông trên thị trường thì trên nhãn phụ phải có dòng chữ in đậm “Được sản xuất tại Việt Nam”.

Điều 9. Trách nhiệm ghi nhãn hàng hóa

  1. Hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam mà nhãn gốc không phù hợp với quy định của Nghị định này thì tổ chức, cá nhân nhập khẩu phải ghi nhãn phụ theo quy định tại khoản 3 Điều 7 và các khoản 3, 4 Điều 8 của Nghị định này khi đưa ra lưu thông và phải giữ nguyên nhãn gốc.

Điều 10. Nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn hàng hóa

  1. Nhãn hàng hóa bắt buộc phải thể hiện các nội dung sau:
  2. a) Tên hàng hóa;
  3. b) Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa;
  4. c) Xuất xứ hàng hóa;
  5. d) Các nội dung khác theo tính chất của mỗi loại hàng hóa được quy định tại Phụ lục I của Nghị định này và văn bản quy phạm pháp luật liên quan.

Điều 11. Tên hàng hóa

Tên hàng hóa phải ở vị trí dễ thấy, dễ đọc trên nhãn hàng hóa. Chữ viết tên hàng hóa phải là chữ có kích thước lớn nhất so với các nội dung bắt buộc khác trên nhãn hàng hóa.

Điều 12. Tên và địa chỉ tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa

  1. Tên riêng của tổ chức, cá nhân và địa danh ghi trên nhãn hàng hóa không được viết tắt.
  2. Hàng hóa được sản xuất trong nước thì ghi tên của tổ chức, cá nhân và địa chỉ cơ sở sản xuất hàng hóa đó.
  3. a) Cơ sở sản xuất hàng hóa là thành viên trong một tổ chức như công ty, tổng công ty, tập đoàn, hiệp hội và các tổ chức khác thì có quyền ghi tên hoặc tên và địa chỉ và các nội dung khác của tổ chức đó trên nhãn khi được các tổ chức này cho phép.
  4. b) Hàng hóa có cùng thương hiệu được sản xuất tại nhiều cơ sở sản xuất khác nhau, thì tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa, được ghi tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân đó trên nhãn hàng hóa nếu chất lượng của hàng hóa phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa do tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa đó công bố hoặc đăng ký lưu hành và phải bảo đảm truy xuất được nguồn gốc của hàng hóa.
  5. Hàng hóa được nhập khẩu để lưu thông tại Việt Nam thì ghi tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân sản xuất và ghi tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân nhập khẩu.

Đối với hàng hóa là trang thiết bị y tế được nhập khẩu để lưu thông tại Việt Nam thì ghi tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân sản xuất gắn với xuất xứ của hàng hóa đó và ghi tên, địa chỉ của chủ sở hữu số đăng ký lưu hành trang thiết bị y tế.

  1. Hàng hóa của tổ chức, cá nhân làm đại lý bán hàng trực tiếp cho thương nhân nước ngoài nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam thì ghi tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân sản xuất và tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân làm đại lý bán hàng hóa đó.
  2. Hàng hóa được một tổ chức, cá nhân nhượng quyền về nhãn hàng hóa thì ngoài việc thực hiện theo quy định tại khoản 2, 3 và 4 Điều này còn phải ghi thêm tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân nhượng quyền.
  3. Trường hợp tổ chức, cá nhân thực hiện lắp ráp, đóng gói, đóng chai thì trên nhãn phải ghi tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân lắp ráp, đóng gói, đóng chai đó và phải ghi tên hoặc tên và địa chỉ, và các nội dung khác của tổ chức, cá nhân sản xuất ra hàng hóa trước khi lắp ráp, đóng gói, đóng chai khi được các tổ chức, cá nhân này cho phép.

Riêng sản phẩm luyện kim sắt thép:

43Sản phẩm luyện kima) Định lượng;

b) Thành phần định lượng;

c) Thông số kỹ thuật.

8Hàng hóa dạng lá xếp theo tấm.Độ dày, diện tích hoặc (chiều dài) x (chiều rộng) của 1 tấm.
9Hàng hóa dạng lá xếp theo cuộn.Độ dày, chiều rộng của lá và chiều dài hoặc khối lượng tịnh của 1 cuộn.
11Đường ống.Đường kính ngoài và đường kính trong hoặc độ dày và chiều dài của ống.
12Lưới tấm.Chiều dài kéo căng, chiều ngang kéo căng hoặc số mắt lưới chiều ngang và khối lượng tịnh.
Sản phẩm luyện kim– Thép.

– Kim loại.

– Quặng.

– Mác thép.

– Loại, độ tinh khiết (% kim loại).

– Hàm lượng quặng (% khối lượng).

II. Phạt vi phạm Hành chính về nhãn mác Hàng hóa nhập khẩu

được qui định tại Nghị định 127/2013/NĐ-CP ngày 15/10/2013. Nghị định 45/2016/NĐ-CP ngày 26 tháng 05 năm 2016 SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 127/2013/NĐ-CP NGÀY 15 THÁNG 10 NĂM 2013 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ CƯỠNG CHẾ THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC HẢI QUAN. ( Nghị định 119/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 11 năm 2017, không điều chỉnh cho hàng hóa nhập khẩu chưa thông quan)

Trích nội dung:

Điều 14. Vi phạm các quy định chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh; phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh

  1. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:đ) Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa không có nhãn hàng hóa theo quy định pháp luật;e) Nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam mà trên nhãn thể hiện chưa đúng, đủ những nội dung bắt buộc theo quy định của pháp luật;
  1. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:  b) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất hàng hóa đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 3; Khoản 4; các Điểm a, c, d, đ Khoản 5 Điều này; trừ hàng hóa xuất khẩu.

Trong thời hạn quy định tại Khoản 4 Điều 23 của Nghị định này, nếu cơ quan có thẩm quyền cho phép nhập khẩu thì được phép nhập khẩu.

d) Buộc khắc phục các vi phạm về nhãn hàng hóa trước khi hàng hóa được thông quan đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm e Khoản 5 Điều này. (Ghi không đúng đủ nhãn hàng hóa)

Điều này được sửa đổi tại Nghị định 45/2016/NĐ-CP ngày 26 tháng 05 năm 2016 như sau: ( Điểm 11 sửa đổi bổ sung điều 14, Xử phạt hàng nhập khẩu không có nhãn hàng hóa theo qui định của pháp luật (Bao gồm hàng hóa không nhãn mác và có nhãn mác nhưng không đúng đủ??)

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số 127/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan

  1. Sửa đổi, bổ sung Điều 14 như sau:

“Điều 14. Vi phạm các quy định chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh; phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh

  1. Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa thuộc danh Mục phải có giấy phép mà không có giấy phép; xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa không đáp ứng yêu cầu về Điều kiện, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa không có nhãn hàng hóa theo quy định pháp luật thì bị xử phạt như sau:
  2. a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá dưới 30.000.000 đồng;
  3. b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
  4. c) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
  5. d) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá từ 100.000.000 đồng trở lên mà không phải là tội phạm.
  6. Vi phạm quy định tại Khoản 7 Điều này mà quá 30 ngày, kể từ ngày hàng về đến cửa khẩu người khai hải quan mới nộp hồ sơ hải quan thì bị xử phạt gấp hai lần mức tiền phạt quy định tại Khoản 7 Điều này.
  1. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:
  2. a) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tiêu hủy tang vật vi phạm trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại các Khoản 1, 2 và Khoản 3 Điều này trong trường hợp tang vật vi phạm không đáp ứng yêu cầu về Điều kiện, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật theo quy định hoặc phải có giấy phép mà không có giấy phép; trừ hàng hóa xuất khẩu.

Trong thời hạn quy định tại Khoản 2 Điều 22 của Nghị định này, nếu cơ quan có thẩm quyền cho phép nhập khẩu thì được phép nhập khẩu.

  1. b) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất hàng hóa trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại các Khoản 4, 5, 7, 8 và Khoản 9 Điều này; trừ hàng hóa xuất khẩu. (Khoản 7: vi phạm về không có nhãn hàng hóa theo qui định PL)

Trong thời hạn quy định tại Khoản 2 Điều 22 của Nghị định này, nếu cơ quan có thẩm quyền cho phép nhập khẩu thì được phép nhập khẩu.

  1. c) Vi phạm quy định tại Khoản 6, Khoản 7, Khoản 8 và Khoản 10 Điều này mà tang vật không còn thì áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật vi phạm.”

III. Vướng mắc về ghi nhãn hàng hóa nhập khẩu:

Nghị định 43/2017/NĐ-CP đã qui định rõ ràng, chi tiết hơn, khắc phục một một số trường hợp không được qui định rõ so với Nghị định 89/2006/NĐ-CP. Tuy nhiên đối với việc nhãn hàng hóa hàng nhâp khẩu và phạt vi phạm về nhãn hàng hóa khi thông quan nhập khẩu, Nghị định này không khắc phục những qui định chồng chéo trước đó. Dẫn đến không thống nhất cách hiểu và thi hành Nghị định này và Nghị định 127/2013/NĐ-CP.

Theo Nghị định 89/2006/NĐ-CP:

Điểm 3 Điều 9, Nghị định 89/2006/NĐ-CP năm 2006 của Chính phủ về ghi nhãn hàng hóa quy định “hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam mà trên nhãn chưa thể hiện hoặc thể hiện chưa đủ những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt thì phải có nhãn phụ thể hiện những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt và giữ nguyên nhãn gốc của hàng hoá. Nội dung ghi bằng tiếng Việt phải tương ứng với nội dung ghi trên nhãn gốc”.

Điều 11, Nghị định 89 quy định, “nhãn hàng hoá bắt buộc phải thể hiện các nội dung sau: Tên hàng hoá; tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hoá; xuất xứ hàng hoá”. và các chỉ tiêu định lượng/ chất hàng hóa tùy thuộc chủng loại hàng hóa.

Điểm 1 Điều 9 cũng qui định: Những nội dung bắt buộc thể hiện trên nhãn hàng hoá phải được ghi bằng tiếng Việt, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này (trừ tên Latin của hàng hóa, tên địa chỉ của nhà sản xuất nước ngoài)

Điểm 3 Điều 10: Hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam mà nhãn gốc không phù hợp với quy định của Nghị định này thì tổ chức, cá nhân nhập khẩu phải ghi nhãn phụ theo quy định tại khoản 3 Điều 9 của Nghị định này trước khi đưa ra lưu thông và phải giữ nguyên nhãn gốc.

Như vậy, NHÃN hàng hóa theo qui định pháp luật được hiểu là phải có các thông tin bắt buộc trên, và phải thể hiện bằng tiếng Việt. Và HÀNG NHẬP KHẨU mà nhãn gốc không phù hợp thì Doanh nghiệp NK dán NHÃN PHỤ trước khi đưa ra lưu thông.( mà không vi phạm)

Qui định này không thay đổi ở Nghị định 43/2017/NĐ-CP:

Điểm 1 Điều 7: Những nội dung bắt buộc thể hiện trên nhãn hàng hóa phải được ghi bằng tiếng Việt, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này (tên Latin hàng hóa, tên địa chỉ doanh nghiệp nước ngoài)

Điểm 3 Điều 7: Hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam mà trên nhãn chưa thể hiện hoặc thể hiện chưa đủ những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt thì phải có nhãn phụ thể hiện những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt và giữ nguyên nhãn gốc của hàng hóa. Nội dung ghi bằng tiếng Việt phải tương ứng với nội dung ghi trên nhãn gốc.

Điểm 1 Điều 10: Nhãn hàng hóa bắt buộc phải thể hiện các nội dung sau:a) Tên hàng hóa;b) Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa;c) Xuất xứ hàng hóa;d) Các nội dung khác theo tính chất của mỗi loại hàng hóa được quy định tại Phụ lục I của Nghị định này và văn bản quy phạm pháp luật liên quan.

Điểm 4 Điều 8 (Ghi nhãn PHỤ): Nội dung ghi trên nhãn phụ là nội dung dịch nguyên ra tiếng Việt từ các nội dung bắt buộc ghi trên nhãn gốcbổ sung các nội dung bắt buộc khác còn thiếu theo tính chất của hàng hóa theo quy định tại Nghị định này. Tổ chức, cá nhân ghi nhãn phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung ghi. Nội dung ghi trên nhãn phụ gồm cả nội dung được ghi bổ sung không làm hiểu sai nội dung trên nhãn gốc và phải phản ánh đúng bản chất và nguồn gốc của hàng hóa.

Điểm 4 Điều 9 Hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam mà nhãn gốc không phù hợp với quy định của Nghị định này thì tổ chức, cá nhân nhập khẩu phải ghi nhãn phụ theo quy định tại khoản 3 Điều 7 và các khoản 3, 4 Điều 8 của Nghị định này khi đưa ra lưu thông và phải giữ nguyên nhãn gốc

(Không thấy có điều khoản qui định rõ là hàng nhập khẩu phải có nhãn gốc, hình thức thể hiện và nội dung thể hiện các nội dung bắt buộc theo nghị định này)

Như vậy, có thể hiểu hàng hóa nhập khẩu, nếu Nhãn gốc hàng hóa chưa đúng đủ, không phù hợp với quy định của Nghị định này thì tổ chức cá nhân NK bổ sung Nhãn phụ trước khi lưu thông ra thị trường mà không vi phạm về quy định về Nhãn hàng hóa.

Tuy nhiên theo quy định tại Điểm e, Điểm đ Khoản 5 Điều 14 Nghị định 127/2013/NĐ-CP, hành vi NK hàng hóa vào Việt Nam mà không có nhãn theo quy định, hoặc trên nhãn thể hiện chưa đúng, đủ những nội dung bắt buộc theo quy định của pháp luật (được hiểu là nhãn đầy đủ nội dung hình thức bằng tiếng Việt) bị xử phạt với mức phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 60 triệu đồng và Điểm b Khoản 7 Điều 14 này: b) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất hàng hóa đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 3; Khoản 4; các Điểm a, c, d, đ Khoản 5 Điều này; trừ hàng hóa xuất khẩu.Trong thời hạn quy định tại Khoản 4 Điều 23 của Nghị định này, nếu cơ quan có thẩm quyền cho phép nhập khẩu thì được phép nhập khẩu.

Tại Nghị định 45/2016/NĐ-CP sửa đổi bổ sung Nghị định 127/2013/NĐ-CP, mục 11 sửa đổi bổ sung Điều 14:

Khoản 7 Điều này : xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa không có “nhãn hàng hóa theo quy định pháp luật” (có thể hiểu là hàng NK không có nhãn hoặc có nhưng thiếu, sai, không có tiếng Việt…?) thì bị xử phạt như sau: các mức tại Điểm a,b,c,d từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng tùy trị giá hàng vi phạm và Khoản 12 Điểm b về áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả cũng là :Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất hàng hóa trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại các Khoản 4, 5, 7, 8 và Khoản 9 Điều này; trừ hàng hóa xuất khẩu.Trong thời hạn quy định tại Khoản 2 Điều 22 của Nghị định này, nếu cơ quan có thẩm quyền cho phép nhập khẩu thì được phép nhập khẩu.

NHƯ VẬY CÁCH HIỂU TẠI 2 NGHỊ ĐỊNH này là khác nhau.

Việc này trong quá trình thực hiện Nghị định 89 trước đây cũng đã vướng mắc, gây khó khăn, thống nhất khi thực hiện nhiệm vụ của Cơ quan Hải quan cũng như DN nhập khẩu.

Trước thực tế đó, Cơ quan Hải quan đã có Công văn Số: 6011 / TCHQ – GSQL V/v ghi nhãn hàng hóa nhập khẩu

gửi Bộ KHCN, BỘ Công thương nêu ra điểm bất nhất trên giữa 02 Nghị định trên và Đề nghị :

a.1) Phương án 1:

  • Đối với lô hàng phải kiểm tra thực tế khi làm thủ tục hải quan, cơ quan hải quan kiểm tra, đối chiếu thực tế hàng hóa theo quy trình thủ tục hải quan hiện hành, không kiểm tra việc dán nhãn trên hàng hóa khi nhập khẩu (bao gồm cả nhãn gốc và nhãn phụ), không xử phạt vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định về nhãn hàng hóa, trừ trường hợp cơ quan hải quan phát hiện có dấu hiệu vi phạm hoặc có yêu cầu về bảo vệ sở hữu trí tuệ.Doanh nghiệp chịu trách nhiệm dán nhãn hàng hóa theo quy định tại Nghị định 89 / 2006 / NĐ – CP trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường.
  • Cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương), Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ tăng cường kiểm tra, xử lý các trường hợp doanh nghiệp vi phạm quy định về dán nhãn hàng hóa khi đưa ra lưu thông trên thị trường theo quy định tại Nghị định 89 / 2006 / NĐ – CP .

Trả lời công văn này, Bộ KHCN là Cơ quan chịu trách nhiệm soạn thảo và tổ chức thi hành Nghị định 89, đã trả lời và thống nhất ý kiến:

Hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam mà trên nhãn chưa thể hiện hoặc thể hiện chưa đủ những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt thì không vi phạm quy định về ghi nhãn hàng hóa nhưng tổ chức, cá nhân phải bổ sung nhãn phụ bằng tiếng Việt trước khi đưa ra lưu thông (với điều kiện hàng hóa phải có nhãn gốc theo quy định).

Và Bộ Tài chính đã có ý kiến về việc này tại Công văn Số: 14397/BTC-TCHQ (V/v xử lý vướng mắc tại Thông tư 128, Thông tư 22 và ghi nhãn hàng hoá) ngày 10 tháng 10 năm 2014:

Vướng mắc về ghi nhãn hàng hoá

Yêu cầu Cục Hải quan các tỉnh, thành phố thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Khoa học và Công nghệ tại công văn số 2598/BKHCN-Ttra ngày 22/7/2014 trả lời Tổng cục Hải quan về ghi nhãn hàng hoá nhập khẩu. Theo đó, đối với các lô hàng nhập khẩu thuộc diện phải kiểm tra thực tế, cơ quan hải quan kiểm tra đối chiếu thực tế hàng nhập khẩu (trong đó có việc ghi nhãn gốc của hàng hoá) với nội dung khai của người khai hải quan. Trường hợp nhãn gốc không thể hiện đầy đủ nội dung theo quy định tại Nghị định 89/2006/NĐ-CP, cơ quan hải quan không xử phạt, nhưng chủ hàng hoá nhập khẩu phải chịu trách nhiệm bổ sung nhãn phụ trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường.

NHƯ VẬY THEO TINH THẦN CHỈ ĐẠO CỦA Bộ TC, Tổng Cục Hải quan, BỘ KHCN thì là Không XỬ PHẠT đối với hàng vi nhập khẩu Hàng hóa mà Nhãn gốc không thể hiện đầy đủ nội dung theo quy định tại Nghị định 89, Doanh nghiệp chủ hàng chịu trách nhiệm bổ sung NHÃN PHỤ trước khi đưa ra lưu thông trên Thị trường.

KL: Tuy nhiên, Nghị định 43 mới đã thay thế hoàn toàn Nghị định 89, do vậy tinh thần chỉ đạo đối với Nghị định 89 có còn hiệu lực không mặc dù vấn đề phát sinh vẫn là như cũ. Để An toàn, tránh bị Cơ quan Hải quan phạt thì DN nhập khẩu ghi đúng đủ Nhãn hàng hóa (đầy đủ nội dung hình thức bằng tiếng Việt) khi sản xuất trước khi giao hàng/ thông quan hàng hóa. Cần có tái khẳng định của Cơ quan Hải quan về không xử phạt hành vi trên để tránh gây khó khăn cho DN khi nhâp khẩu hàng hóa mà Nhãn hàng hóa chưa đầy đủ bằng tiếng Việt.

Tham khảo trả lời của cơ quan Tư vấn Hải quan trực tuyến cho vấn đề trên, bộ phận Pháp chế.

https://customs.gov.vn/Lists/TuVanTrucTuyen/Print.aspx?ID=34757

UPDATED: 

Ngày 27/12/2019, Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng (Bộ Khoa học và Công nghệ) đã ban hành công văn 424/TĐC-QLCL về việc trả lời vướng mắc trong xử lý hàng hóa nhập khẩu vi phạm về ghi nhãn gửi Tổng cục Hải quan.

Theo đó, Tổng cục TCĐL cho biết, Khoản 4 Điều 9 Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14/4/2017 của Chính phủ về nhãn hàng hóa quy định: “Hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam mà nhãn gốc không phù hợp với quy định của Nghị định này thì tổ chức, cá nhân nhập khẩu phải ghi nhãn phụ theo quy định Khoản 3 Điều 7 và các Khoản 3, 4 Điều 8 của Nghị định này khi đưa ra lưu thông và phải giữ nguyên nhãn gốc”. Như vậy, căn cứ các quy định trên, trường hợp hàng hóa ở cửa khẩu hải quan có nhãn chưa đầy đủ các nội dung bằng tiếng Việt theo quy định thì chưa được xác định là vi phạm về nhãn hàng hóa. Tổ chức, các nhân nhập khẩu có trách nhiệm ghi nhãn phụ bổ sung đầy đủ các nội dung bắt còn thiếu bằng tiếng Việt khi đưa hàng hóa ra lưu thông trên thị trường. Tổ chức, cá nhân ghi nhãn phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung ghi. Nội dung ghi trên nhãn phụ gồm cả nội dung được ghi bổ sung không làm hiểu sai nội dung trên nhãn gốc và phải phản ánh đúng bản chất và nguồn gốc của hàng hóa.

IV/ Vi phạm hành chính về nhãn mác hàng hóa (không áp dụng đối với hàng nhập khẩu chưa thông quan)

được qui định tại Điều 30, 31  Nghị định 119/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 11 năm 2017:

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

  1. Các hành vi vi phạm hành chính khác trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa không được quy định tại Nghị định này thì áp dụng quy định tại các nghị định khác của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước có liên quan để xử phạt. Đối với hàng hóa nhập khẩu chưa được thông quan thì áp dụng nghị định của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan để xử phạt đối với các vi phạm về tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

Điều 30. Vi phạm quy định về ghi nhãn hàng hóa trong kinh doanh sản phẩm, hàng hóa

  1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị đến 5.000.000 đồng:
  2. a) Hàng hóa có nhãn hàng hóa nhưng bị che lấp, rách nát, mờ không đọc được hoặc không đọc được hết các nội dung bắt buộc trên nhãn hàng hóa;
  3. b) Hàng hóa có nhãn ghi không đúng quy định về kích thước chữ và số, ngôn ngữ sử dụng, định lượng và đơn vị đo theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa.
  4. Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 5.000.000 đồng được quy định như sau:
  5. a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng;
  6. b) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng;
  7. c) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng;
  8. d) Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng;

đ) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng;

  1. e) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng;
  2. g) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị trên 100.000.000 đồng.
  3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc thu hồi sản phẩm, hàng hóa đối với vi phạm quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này.

Điều 31. Vi phạm quy định về nội dung bắt buộc trên nhãn hàng hóa hoặc nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn theo tính chất hàng hóa

  1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị đến 3.000.000 đồng:
  2. a) Hàng hóa có nhãn (kể cả tem hoặc nhãn phụ) hoặc tài liệu kèm theo không ghi đủ hoặc ghi không đúng các nội dung bắt buộc trên nhãn hàng hóa hoặc nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn theo tính chất hàng hóa theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa;
  3. b) Hàng hóa nhập khẩu có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam.
  4. Mức phạt tiền đối với các hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 3.000.000 đồng được quy định như sau:
  5. a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 3.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng;
  6. b) Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng;
  7. c) Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng;
  8. d) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng;

đ) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng;

  1. e) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng;
  2. g) Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị trên 100.000.000 đồng.
  3. Mức phạt đối với hành vi kinh doanh hàng hóa trên nhãn có hình ảnh, hình vẽ, chữ viết, dấu hiệu, biểu tượng, huy chương, giải thưởng và các thông tin khác không đúng bản chất, không đúng sự thật về hàng hóa đó; nhãn hàng hóa thể hiện những hình ảnh, nội dung liên quan đến tranh chấp chủ quyền và các nội dung nhạy cảm khác có thể gây ảnh hưởng đến an ninh, chính trị, kinh tế, xã hội, quan hệ ngoại giao và thuần phong mỹ tục của Việt Nam; kinh doanh hàng hóa có nhãn, kể cả nhãn gốc hoặc nhãn phụ đối với hàng hóa nhập khẩu bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch thông tin về hàng hóa; kinh doanh hàng hóa gian lận về thời hạn sử dụng của hàng hóa trên nhãn hàng hóa; kinh doanh hàng hóa đã quá hạn sử dụng được quy định như sau:
  4. a) Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị đến 1.000.000 đồng;
  5. b) Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng;
  6. c) Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng;
  7. d) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng;

đ) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đông;

  1. e) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng;
  2. g) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng;
  3. h) Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng;
  4. i) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng;
  5. k) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng;
  6. l) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng;
  7. m) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị trên 100.000.000 đồng;
  8. n) Phạt tiền gấp 02 lần mức tiền phạt quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, g, h, i, k, l, và m khoản này trong trường hợp hàng hóa vi phạm là: Lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, chất bảo quản thực phẩm, thuốc phòng bệnh và thuốc chữa bệnh cho người, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm; chất tẩy rửa, diệt côn trùng, thuốc thú ý, phân bón, xi măng, thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, chất kích thích tăng trưởng, giống cây trồng, giống vật nuôi; hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa hạn chế kinh doanh hoặc kinh doanh có điều kiện.
  9. Mức phạt tiền đối với hành vi kinh doanh hàng hóa theo quy định phải có nhãn hàng hóa mà không có nhãn hàng hóa; không có nhãn gốc hoặc có nhãn gốc nhưng bị thay đổi được quy định như sau:
  10. a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị đến 5.000.000 đồng;
  11. b) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng;
  12. c) Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng;
  13. d) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng;

đ) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng;

  1. e) Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng;
  2. g) Phạt tiền từ 35.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng;
  3. h) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị trên 100.000.000 đồng.
  4. Mức phạt tiền đối với hành vi kinh doanh hàng hóa gắn nhãn hàng hóa giả, gồm hàng hóa có nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa giả mạo tên thương nhân, địa chỉ của thương nhân khác; giả mạo tên thương mại hoặc tên thương phẩm hàng hóa; giả mạo mã số đăng ký lưu hành, mã vạch hoặc giả mạo bao bì hàng hóa của thương nhân khác; hàng hóa có nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa ghi chỉ dẫn giả mạo về nguồn gốc hàng hóa, nơi sản xuất, đóng gói, lắp ráp hàng hóa được quy định như sau:
  5. a) Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị dưới 1.000.000 đồng;
  6. b) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ 1.000.000 đồng đến dưới 3.000.000 đồng;
  7. c) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng;
  8. d) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;

đ) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;

  1. e) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;
  2. g) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ 30.000.000 đồng đến dưới 40.000.000 đồng;
  3. h) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ 40.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
  4. i) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ 50.000.000 đồng trở lên.
  5. k) Phạt tiền gấp 02 lần mức tiền phạt quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, g, h và i khoản này đối với hành vi kinh doanh hàng hóa gắn nhãn hàng hóa giả thuộc một trong các trường hợp sau đây:

– Hàng hóa là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh cho người mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

– Hàng hóa là thức ăn chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, giống vật nuôi mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

– Hàng hóa là phụ gia thực phẩm, chất bảo quản thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, chất tẩy rửa, diệt côn trùng, trang thiết bị y tế, xi măng, sắt thép xây dựng, mũ bảo hiểm.

  1. Phạt tiền gấp 02 lần mức tiền phạt quy định tại khoản 5 Điều này đối với hành vi sản xuất hàng hóa gắn nhãn hàng hóa giả.
  2. Hình thức xử phạt bổ sung:
  3. a) Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 5 và 6 Điều này;
  4. b) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm.
  5. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc tiêu hủy nhãn hàng hóa vi phạm hoặc buộc tiêu hủy hàng hóa có nhãn vi phạm đối với vi phạm quy định tại các khoản 5 và 6 Điều này.

 

SUNMETAL BT.

Xóa bỏ 420 mã hàng hóa phải kiểm tra trước khi thông quan

Thực hiện chủ trương lược giảm các thủ tục rườm rà, gây khó khăn cho doanh nghiệp, Bộ Công Thương đang từng bước thực hiện nhiều biện pháp đơn giản hóa các thủ tục. Trong đó, phải kể đến việc xóa bỏ 420/720 mã hàng hóa phải kiểm tra trước khi thông quan.

Thực tế, 3 năm qua Bộ Công Thương đã tiến hành rà soát, sửa đổi nhiều văn bản quy phạm pháp luật về quản lý chuyên ngành của Bộ, thực hiện đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm các loại giấy tờ, hồ sơ hoặc chuyển sang thủ tục mang tính tự động hơn (trực tuyến) để tạo thuận lợi tối đa cho các doanh nghiệp.

Bộ Công Thương đã ban hành hàng loạt quyết định hoặc đề nghị Bộ ngành có liên quan thay đổi hoặc xóa bỏ một số thủ tục, nhằm giảm lượng hàng hóa thuộc diện kiểm tra trước thông quan.Ví dụ như Quyết định số 3648/QĐ-BCT công bố Danh mục sản phẩm hàng hóa nhập khẩu phải kiểm tra việc bảo đảm chất lượng, quy chuẩn kỹ thuật và an toàn thực phẩm trước khi thông quan thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương, thay thế cho Quyết định số 11039/QĐ-BCT ngày 3/12/2014.

Với mặt hàng thép, theo đề nghị của Bộ Công Thương, Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành Thông tư số 07/2017/TT-BKHCN ngày 16/6/2017 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 27/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 của Bộ KHCN, các mặt hàng thép (trừ thép làm cốt bê tông) đã được chuyển toàn bộ việc kiểm tra chất lượng sang hậu kiểm kể từ ngày 1/10/2017.

Như vậy, tới nay Bộ đã chủ động xóa bỏ khoảng 420 mã trong tổng số 720 mã HS phải kiểm tra trước thông quan thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương đạt tỷ lệ xóa bỏ lên tới 58,3%.

Hiện nay, trong phạm vi quản lý của Bộ Công Thương, chỉ còn 02 loại sản phẩm phải kiểm tra trước thông quan là tiền chất thuốc nổ và thực phẩm là các sản phẩm bắt buộc phải kiểm tra trước thông quan theo quy định của Luật An toàn thực phẩm. Bộ Công Thương không có sản phẩm hàng hóa thực hiện kiểm tra trong khi thông quan.

Cụ thể hóa mã HS cho các sản phẩm thuộc diện kiểm tra: Toàn bộ các loại thực phẩm và tiền chất thuốc nổ cần kiểm tra an toàn trước khi thông quan thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương đều đã được cụ thể hóa theo mã HS đến cấp độ 8 số.

SUNMETAL ST.

Nguồn: http://cafef.vn/xoa-bo-420-ma-hang-hoa-phai-kiem-tra-truoc-khi-thong-quan-20170924101247146.chn

Hướng dẫn lượng mẫu thép gửi yêu cầu phân tích để phân loại

Hướng dẫn lượng mẫu thép gửi yêu cầu phân tích để phân loại

(HQ Online)- Tổng cục Hải quan vừa có công văn hướng dẫn các cục hải quan tỉnh, thành phố thực hiện lấy mẫu sắt thép để phân tích phân loại đối với một số chủng loại thép,

Theo Tổng cục Hải quan, trong quá trình thực hiện phân tích phân loại, một số chủng loại thép cần phải bổ sung thêm số lượng cho phù hợp với việc phân tích, lưu mẫu và tách mẫu lưu tái giám định (khi có đề nghị của người NK). Trong khi chờ ban hành quy chế mới thay thế Quy chế phân tích để phân loại hàng hóa, phân tích để kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa XNK, Tổng cục Hải quan hướng dẫn bổ sung về lượng mẫu thép gửi yêu cầu phân tích để phân loại đối với một số chủng loại thép.

Theo đó, thép tròn trơn cán nóng, dạng cuộn cuốn không đều (đường kính từ 8 mm trở xuống, phù hợp làm thép cốt bê tông); cáp thép dự ứng lực; các mặt hàng thép khai báo vào nhóm 98.39 các đơn vị lấy 2 bộ mẫu, niêm phong riêng từng bộ mẫu. Trong đó, mỗi bộ mẫu tối thiểu 6 đoạn thẳng, mỗi đoạn thẳng dài từ 600 mm (0,6 m) trở lên (lưu ý không bẻ cong gập mẫu khi gửi phân tích để phân loại).

Đối với thép tròn trơn cán nóng, dạng cuộn cuốn không đều (đường kính trên 8mm, nghi ngờ làm thép cốt bê tông) các đơn vị lấy 2 bộ mẫu, niêm phong riêng từng bộ mẫu, mỗi bộ mẫu tối thiểu 3 đoạn thẳng, mỗi đoạn thẳng dài từ 600 mm (0,6 m) trở lên (lưu ý không bẻ cong gập mẫu khi gửi phân tích để phân loại).

Dây thép làm lõi cáp nhôm dẫn điện chịu lực, các đơn vị lấy 2 bộ mẫu, niêm phong riêng từng bộ mẫu, mỗi bộ mẫu gồm 1 đoạn thẳng, mỗi đoạn dài tối thiểu 1200 mm (1,2 m).

Đối với mặt hàng ống dẫn dầu dẫn khí, ống chịu áp lực cao, các đơn vị lấy 2 bộ mẫu, niêm phong riêng từng bộ mẫu, mỗi bộ mẫu gồm 2 đoạn thẳng, mỗi đoạn thẳng dài tối thiểu 1200 mm (1,2 m).

Đối với các loại ống khác, các đơn vị lấy 2 bộ mẫu, niêm phong riêng từng bộ mẫu, mỗi bộ mẫu gồm 1 đoạn thẳng, mỗi đoạn thẳng dài tối thiểu 400 mm. Trường hợp đường kính ngoài lớn trên 100 mm có thể lấy mẫu dài tối thiểu 200 mm.

Đối với các mặt hàng thép khác, các đơn vị thực hiện lấy mẫu như quy định tại Quyết định số 2131/QĐ-TCHQ ngày 31/7/2015.

Tổng cục Hải quan đề nghị, hồ sơ gửi yêu cầu phân tích mặt hàng thép phải bổ sung bản sao Phiếu ghi kiểm tra hàng hóa thực tế của cán bộ kiểm tra để có cơ sở xác định kích thước ban đầu của hàng hóa khi NK.

Thứ Năm, 01/06/2017 08:17 GMT+7

Thủ tục kiểm tra mặt hàng thép theo thông tư 58

Thủ tục kiểm tra mặt hàng thép theo thông tư 58

Câu hỏi: 16730:

Theo quy định tại Thông tư Liên tịch số: 58/2015/TTLT-BCT-BKHCN ngày 31/12/2015 thì việc kiểm tra chất lượng đối với mặt hàng thép nhập khẩu được thực hiện theo hai bước. Vậy công ty sẽ phải đăng ký đánh giá sự phù hợp và kiểm tra chất lượng theo hai bước như trên cụ thể như thế nào? công ty sẽ liên hệ với dơ quan nào để thực hiện thủ tục đăng ký đánh giá sự phù hợp và kiểm tra chất lượng theo qui định? Việc đăng ký kiểm tra chất lượng được thực hiện trước khi hay sau khi thực hiện thủ tục đăng ký tờ khai Hải quan nhập khẩu?Trong thời gian chờ đợi đánh giá sự phù hợp và kiểm tra chất lượng, công ty có được đề nghị mang hàng về kho bảo quản không? nếu được thì thủ tục như thế nào?

Ngày gửi: 11/03/2016 – Trả lời: 17/03/2016

Tên doanh nghiệp: CÔNG TY TNHH DV LOGISTIC & TM SAO BIỂN

Địa chỉ: – Email : project@ssl.com.vn

Vướng mắc nêu trên, Cục Hải quan Đồng Nai có ý kiến trao đổi như sau:

Vướng mắc 1:

Căn cứ Điều 10 Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BCT-BKHCN ngày 31/12/2015 của Bộ Công thương – Bộ Khoa học công nghệ quy định:

“Điều 10. Trình tự, thủ tục và nội dung kiểm tra chất lượng thép nhập khẩu

Việc kiểm tra chất lượng sản phẩm thép nhập khẩu được thực hiện như sau:

– Bước 1: Đánh giá sự phù hợp về chất lượng của thép do tổ chức đánh giá sự phù hợp được chỉ định thực hiện.

– Bước 2: Kiểm tra nhà nước về chất lượng đối với thép nhập khẩu.

1. Đánh giá sự phù hợp về chất lượng của thép do tổ chức đánh giá sự phù hợp được chỉ định thực hiện:

a) Trường hợp tổ chức, cá nhân nhập khẩu lựa chọn phương thức đánh giá sự phù hợp theo lô hàng nhập khẩu:

Việc đánh giá sự phù hợp của lô hàng được thực hiện theo phương thức 7 (Thử nghiệm, đánh giá lô sản phẩm, hàng hoá) quy định tại Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và do tổ chức chứng nhận, tổ chức giám định được chỉ định thực hiện. Chi phí cho hoạt động đánh giá sự phù hợp của lô hàng nhập khẩu được thực hiện theo quy định tại Khoản 15 Điều 12 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

b) Trường hợp tổ chức, cá nhân nhập khẩu lựa chọn theo phương thức đánh giá sự phù hợp tại nước xuất khẩu:

Việc đánh giá sự phù hợp của sản phẩm thép được thực hiện theo phương thức 5 (Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất) quy định tại Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và do tổ chức chứng nhận được chỉ định thực hiện, cụ thể:

– Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ, lập kế hoạch, chương trình đánh giá và tổ chức thực hiện việc đánh giá trên cơ sở hợp đồng ký kết với tổ chức, cá nhân đăng ký và báo cáo Bộ Công Thương, Bộ Khoa học và Công nghệ. Sau khi nhận được báo cáo của tổ chức chứng nhận, trong trường hợp cần thiết, Bộ Công Thương, Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ cử thành viên giám sát hoạt động đánh giá chứng nhận tại nước xuất khẩu của tổ chức chứng nhận. Chi phí cho các thành viên giám sát này do tổ chức chứng nhận bảo đảm, mức chi quy định tại Thông tư số 102/2012/TT-BTC ngày 21 tháng 6 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí cho cán bộ, công chức nhà nước đi công tác ngắn hạn ở nước ngoài do ngân sách nhà nước bảo đảm kinh phí.

– Thực hiện đánh giá hệ thống quản lý chất lượng, lấy mẫu điển hình tại nơi sản xuất theo quy định, gửi thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá sự phù hợp của mẫu thử nghiệm. Nếu kết quả đánh giá hệ thống quản lý chất lượng và kết quả thử nghiệm mẫu điển hình đạt yêu cầu, tổ chức chứng nhận cấp Giấy chứng nhận có thời hạn hiệu lực 03 năm cho tổ chức, cá nhân.

– Kết thúc quá trình đánh giá, tổ chức chứng nhận có trách nhiệm lưu giữ hồ sơ đánh giá và báo cáo kết quả về Bộ Công Thương, Bộ Khoa học và Công nghệ.

– Trong thời gian hiệu lực của Giấy chứng nhận đã cấp, tổ chức chứng nhận phải thực hiện việc đánh giá giám sát thông qua việc thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc lấy trên thị trường (tại cửa khẩu nhập khẩu) kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất tại nơi sản xuất với tần suất không quá 12 tháng/lần. Kết quả đánh giá giám sát là căn cứ để tổ chức chứng nhận duy trì hoặc đình chỉ, hủy bỏ hiệu lực của Giấy chứng nhận đã cấp.

2. Trình tự, thủ tục kiểm tra nhà nước về chất lượng đối với thép nhập khẩu.

a) Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ kiểm tra nhà nước về chất lượng đối với thép nhập khẩu tại cơ quan kiểm tra nhà nước nơi tổ chức, cá nhân làm thủ tục hải quan, hồ sơ bao gồm:

– Giấy đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng của thép nhập khẩu theo mẫu quy định tại Phụ lục V Thông tư liên tịch này;

– Bản sao (có đóng dấu của tổ chức, cá nhân) Hợp đồng (Contract), Danh Mục hàng hóa (Packing list); Hóa đơn (Invoice),Vận đơn (Bill of Lading); Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O);

– Bản sao (có đóng dấu của tổ chức, cá nhân) Giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn của thép nhập khẩu do tổ chức chứng nhận được chỉ định hoặc Chứng thư giám định phù hợp tiêu chuẩn của thép nhập khẩu do tổ chức giám định được chỉ định cấp;

– Đối với các loại thép được phân loại theo mã HS quy định tại Mục 2 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này, hồ sơ phải bổ sung thêm Bản kê khai thép nhập khẩu đã được Bộ Công Thương xác nhận và bản sao Giấy xác nhận nhu cầu nhập khẩu thép của Sở Công Thương

b) Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan kiểm tra phải ra Thông báo kết quả kiểm tra hàng hóa nhập khẩu đáp ứng yêu cầu chất lượng theo mẫu quy định Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này.

c) Trường hợp hồ sơ không đầy đủ, cơ quan kiểm tra xác nhận các hạng Mục hồ sơ còn thiếu trong Phiếu tiếp nhận hồ sơ theo mẫu quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này và yêu cầu tổ chức, cá nhân nhập khẩu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ trong thời gian 25 ngày làm việc. Trường hợp quá thời hạn nêu trên mà vẫn chưa bổ sung đủ hồ sơ thì tổ chức, cá nhân nhập khẩu phải có văn bản gửi cơ quan kiểm tra nêu rõ lý do và thời gian hoàn thành.

Trường hợp tổ chức, cá nhân nhập khẩu không hoàn thiện đầy đủ hồ sơ trong thời gian quy định, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày hết hạn thời gian bổ sung hồ sơ, cơ quan kiểm tra ra Thông báo kết quả kiểm tra chất lượng thép nhập khẩu theo mẫu quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này, trong thông báo nêu rõ “ ô hàng không hoàn thiện đầy đủ hồ sơ” gửi tới tổ chức, cá nhân nhập khẩu và cơ quan hải quan.

d) Trường hợp thép nhập khẩu có Giấy tờ không phù hợp với hồ sơ nhập khẩu hoặc không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng, trong thời hạn 03 ngày làm việc, cơ quan kiểm tra ra Thông báo kết quả kiểm tra hàng hóa nhập khẩu không đáp ứng yêu cầu chất lượng theo mẫu quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này, trong đó phải nêu rõ lý do và gửi tới tổ chức, cá nhân nhập khẩu và cơ quan Hải quan”.

Đề nghị công ty tham khảo nội dung hướng dẫn trên để thực hiện.

Vướng mắc 2:

Đề nghị công ty tra cứu Danh sách các tổ chức giám định chất lượng được chỉ định trên trang thông tin điện tử của Bộ Công thương và Bộ Khoa học và Công nghệ để thực hiện.

Vướng mắc 3:

Căn cứ điểm khoản 2 Điều 16 Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ Tài chính quy định:

“2. Hồ sơ hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu bao gồm:

đ) Giấy thông báo miễn kiểm tra hoặc Giấy thông báo kết quả kiểm tra của cơ quan kiểm tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật: 01 bản chính”.

Theo quy định trên, hồ sơ nhập khẩu phải có Giấy thông báo kết quả kiểm tra của cơ quan kiểm tra chuyên ngành (đối với hàng nhập khẩu phải kiểm tra chuyên ngành). Do vậy, tại thời điểm đăng ký tờ khai, công ty chưa có Giấy thông báo miễn kiểm tra hoặc Giấy thông báo kết quả kiểm tra của cơ quan kiểm tra chuyên ngành thì phải nộp giấy đăng ký kiểm tra chuyên ngành cùng bộ hồ sơ hải quan để làm cơ sở. Cơ quan Hải quan chỉ thông quan hàng hóa khi công ty cung cấp bản Thông báo kết quả kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu đáp ứng yêu cầu chất lượng theo quy định.

Vướng mắc 4:

Căn cứ khoản 3 Điều 32 Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ Tài chính quy định:

“Điều 32. Đưa hàng về bảo quản

3. Hàng hóa phải kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm

Việc kiểm tra được thực hiện tại cửa khẩu; trường hợp đưa hàng về địa điểm khác để kiểm tra theo đề nghị của cơ quan kiểm tra chuyên ngành hoặc người khai hải quan có yêu cầu đưa hàng về bảo quản, người khai hải quan có văn bản đề nghị theo mẫu số 09/BQHH/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư này. Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai xem xét quyết định cho đưa hàng về bảo quản tại cảng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được thành lập trong nội địa; kho ngoại quan, kho bảo thuế, địa điểm kiểm tra tập trung hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu chịu sự giám sát của cơ quan hải quan; địa điểm kiểm tra chuyên ngành hoặc kho, bãi của người khai hải quan.

Người khai hải quan tự chịu trách nhiệm trước pháp luật trong việc vận chuyển, bảo quản nguyên trạng hàng hóa đến khi có kết luận kiểm tra hàng hóa đáp ứng yêu cầu nhập khẩu và cơ quan hải quan quyết định thông quan”.

Theo quy định, hàng hóa phải kiểm tra chất lượng được đưa về kho bảo quản trên cơ sở công ty có văn bản đề nghị gửi Chi cục Hải quan quan nơi đăng ký tờ khai xem xét giải quyết.

Để tham khảo thêm có thể truy cập vào website của Cục Hải quan Đồng Nai theo địa chỉ: www.dncustoms.gov.vn

Nguồn: Cục HQ Đồng Nai

SUNMETAL ST.

Thủ thục hải quan nhập khẩu sắt thép

Thủ tục hải quan nhập khẩu sắt thép, vấn đề các doanh nghiệp quan tâm hiện nay là nếu nhập khẩu mặt hàng sắt thép thì : 2 vấn đề mà mình thường được khách hàng hỏi là:

 Một : Những loại sắt thép nào cần xin phép nhập khẩu tự động ? Và những mặt hàng nào sẽ được miễn không xin phép nhập khẩu tự động ?

 Hai : Cũng như là mặt hàng thép nào sẽ kiểm tra chất lượng nhập khẩu ? và mặt hàng nào thì không kiểm tra chất lượng khi nhập khẩu ?

 ==> HÔM NAY MÌNH XIN CHIA SẼ CÁC VẤN ĐỀ TRÊN VỀ NHẬP KHẨU SẮT THÉP ĐẾN CÁC BẠN.

 I/  Mặt hàng sắt thép nào cần được xin phép nhập khẩu và mặt hàng nào sẽ được miễn ( giấy phép nhập khẩu tự động)

 – Nếu bạn muốn biết thì điều đầu tiên bạn cần biết mã HS code đó là gì ? Bạn sẽ chiếu theo thông tư số 12/2015/TT-BCT để kiểm tra. Vì theo thông tư này nó quy định theo HS code nhé các bạn. Nên bạn biết được HS code thì bạn sẽ biết được có xin giấy phép hay không ?

Các HS code sau đây sẽ được xin giấy phép nhập khẩu tự động. (gửi bạn tham khảo ) Mình liệt kê chương thôi nhé.

1/ Chương: 7207 : Sắt hoặc thép không hợp kim ở dạng bán thành phẩm

2/ chương: 7209: Các sản phẩm sắt hoặc thép không hợp kim được cán phẳng, có chiều rộng từ 600mm trở lên, cán nguội (ép nguội), chưa dát phủ, mạ hoặc tráng.

3/ chương: 7210: Các sản phẩm sắt hoặc thép không hợp kim được cán phẳng, có chiều rộng từ 600mm trở lên, đã phủ, mạ hoặc tráng

4/ chương: 7211: Các sản phẩm sắt hoặc thép không hợp kim cán phẳng, có chiều rộng dưới 600mm, chưa phủ, mạ hoặc tráng

5/ Chương: 7212 : Các sản phẩm sắt hoặc thép không hợp kim cán phẳng, có chiều rộng dưới 600mm, đã phủ, mạ hoặc tráng

6/ Chương:7213: Sắt hoặc thép không hợp kim, dạng thanh và que, dạng cuộn cuốn không đều, được cán nóng

7/ Chương 7214:Sắt hoặc thép không hợp kim ở dạng thanh và que khác, mới chỉ qua rèn, cán nóng, kéo nóng hoặc ép đùn nóng, kể cả công đoạn xoắn sau khi cán

8/ Chương 7215 : Sắt hoặc thép không hợp kim ở dạng thanh và que khác

9/ Chương: 7219 : Các sản phẩm của thép không gỉ cán phẳng, có chiều rộng từ 600mm trở lên

10/ Chương 7220: Các sản phẩm thép không gỉ được cán phẳng, có chiều rộng dưới 600mm

11/ Chương: 7224; Thép hợp kim khác ở dạng thỏi đúc hoặc dạng thô khác; các bán thành phẩm bằng thép hợp kim khác.

12/ Chương: 7227: Các dạng thanh và que, của thép hợp kim khác, được cán nóng, dạng cuộn không đều.

13/ Chương: 7228 : Các dạng thanh và que khác bằng thép hợp kim khác; các dạng góc, khuôn và hình, bằng thép hợp kim khác; thanh và que rỗng, bằng thép hợp kim hoặc không hợp kim.

14/ Chương: 7229 : Dây thép hợp kim. và chương 73 thì có 7306 nhé các bạn.

==> nếu mặt hàng bạn nằm trong các HS code trên thì bắt buộc xin giấy phép nhập khẩu tự động nhé.

II/ Mặt hàng thép nào phải kiểm tra chất lượng nhà nước

Vấn đề tiếp theo là mặt hàng thép nào sẽ kiểm tra chất lượng nhà nước và mặt hàng thép nào sẽ không kiểm. (vậy thì buộc bạn phải xem thông tư liên tịch số 58 /2015/TTLT-BCT-BKHCN ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Bộ Công Thương và Bộ Khoa học và Công nghệ)

***** Theo thông tư liên tịch thì các mặt hàng nằm trong phụ lục I (quy định theo HS code ) sẽ miễn kiểm tra chất lượng nhà nước. cố đọc xem có mặt hàng của mình hay không ? ( Không rõ các mặt hàng không nằm trong mục I, cũng như II, III thì thế nào, nên chăng chỉ nên qui định danh mục phải kiểm tra, ngoài danh mục thì đương nhiên hiểu là không phải kiểm tra)

PHỤ LỤC I

DANH MỤC CÁC SẢN PHẨM THÉP KHÔNG THUỘC PHẠM VI ĐIỀU CHỈNH CỦA THÔNG TƯ LIÊN TỊCH (NHẬP KHẨU PHỤC VỤ CHẾ TẠO TRONG NƯỚC)
(Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 58 /2015/TTLT-BCT-BKHCN ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Bộ Công Thương và Bộ Khoa học và Công nghệ)

 (chú ý phần hs code nhé )

– Sản phẩm thép sản xuất để xuất khẩu, nhập khẩu theo Hợp đồng gia công hàng xuất khẩu, tạm nhập tái xuất, quá cảnh, chuyển khẩu, theo Hợp đồng sản xuất hàng để xuất khẩu; sản phẩm thép do các doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp hoạt động trong khu chế xuất nhập khẩu làm nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu;

– Sản phẩm thép đã quy định cụ thể tại các văn bản quy phạm pháp luật khác;

– Sản phẩm thép phục vụ Mục đích an ninh, quốc phòng;

– Sản phẩm thép sản xuất trong nước, nhập khẩu để sử dụng trong các dự án, công trình quan trọng quốc gia; dự án, công trình được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Mã hàng theo HS codeMô tả hàng hóa
7208Các sản phẩm sắt hoặc thép không hợp kim được cán phẳng, có chiều rộng từ 600 mm trở lên, được cán nóng, chưa phủ, mạ hoặc tráng.
7208.10.00– Dạng cuộn, chưa được gia công quá mức cán nóng, có hình dập nổi
7208.25.00– – Chiều dày từ 4,75 mm trở lên
7208.26.00– – Chiều dày từ mm đến dưới 4,75 mm
7208.36.00– – Chiều dày trên 10 mm
7208.37.00– – Chiều dày từ 4,75 mm đến 10 mm
7208.38.00– – Chiều dày từ mm đến dưới 4,75 mm
7208.51.00– – Chiều dày trên 10 mm
7208.52.00– – Chiều dày từ 4,75 mm đến 10 mm
7208.53.00– – Chiều dày từ mm đến dưới 4,75 mm
7209Các sản phẩm sắt hoặc thép không hợp kim được cán phẳng, có chiều rộng từ 600 mm trở lên, cán nguội (ép nguội), chưa dát phủ, mạ hoặc tráng.
7209.17.00– – Có chiều dày từ 0,5 mm đến 1 mm
7209.18.10– – – Tấm thép đen (tôn đen) cán để tráng thiếc (Tin – mill blackplate – TMBP)
7209.18.91– – – – Có hàm lượng carbon dưới 0,6% tính theo trọng lượng và chiều dày không quá 0,17 mm
7209.18.99– – – – Loại khác
7209.27.00– – Có chiều dày từ 0,5 mm đến 1 mm
7209.28.10– – – Có hàm lượng carbon dưới 0,6% tính theo trọng lượng và chiều dày không quá 0,17 mm
7209.28.90– – – Loại khác
7211Các sản phẩm sắt hoặc thép không hợp kim được cán phẳng, có chiều rộng dưới 600 mm, chưa phủ, mạ hoặc tráng.
7211.13.10– – – Dạng đai và dải, chiều rộng trên 150 mm nhưng không quá 400 mm
7211.13.90– – – Loại khác
7211.14.11– – – – Dạng đai và dải, chiều rộng không quá 400 mm
7211.14.12– – – – Dạng lượn sóng, có hàm lượng carbon dưới 0,6% tính theo trọng lượng
7211.14.19– – – – Loại khác
7211.14.21– – – – Dạng đai và dải, chiều rộng không quá 400 mm
7211.14.22– – – – Dạng lượn sóng, có hàm lượng carbon dưới 0,6% tính theo trọng lượng
7211.14.29– – – – Loại khác
7211.19.11– – – – Dạng đai và dải, chiều rộng không quá 400 mm
7211.19.12– – – – Dạng lượn sóng, có hàm lượng carbon dưới 0,6% tính theo trọng lượng
7211.19.19– – – – Loại khác
7211.19.21– – – – Dạng đai và dải, chiều rộng không quá 400 mm
7211.19.22– – – – Dạng lượn sóng, có hàm lượng carbon dưới 0,6% tính theo trọng lượng
7211.19.23– – – – Loại khác, chiều dày không quá 0,17mm
7211.19.29– – – – Loại khác
7211.23.10– – – Dạng lượn sóng
7211.23.20– – – Dạng đai và dải, chiều rộng không quá 400 mm
7211.23.30– – – Loại khác, chiều dày không quá 0,17 mm
7211.23.90– – – Loại khác
7211.29.10– – – Dạng lượn sóng
7211.29.20– – – Dạng đai và dải, chiều rộng không quá 400 mm
7211.29.30– – – Loại khác, chiều dày không quá 0,17 mm
7211.29.90– – – Loại khác
7211.90.10– – Dạng đai và dải, chiều rộng không quá 400 mm
7211.90.20– – Dạng lượn sóng, có hàm lượng carbon dưới 0,6% tính theo trọng lượng
7211.90.30– – Loại khác, chiều dày không quá 0,17 mm
7211.90.90– – Loại khác
7213Sắt hoặc thép không hợp kim, dạng thanh và que, dạng cuộn cuốn không đều, được cán nóng.
7213.91.20– – – Thép cốt bê tông
7213.99.20– – – Thép cốt bê tông
7214Sắt hoặc thép không hợp kim ở dạng thanh và que khác, chưa được gia công qua mức rèn, cán nóng, kéo nóng hoặc ép đùn nóng, kể cả những dạng này được xoắn sau khi cán.
7214.20.31– – – – Thép cốt bê tông
7214.20.41– – – – Thép cốt bê tông
7214.20.51– – – – Thép cốt bê tông
7214.20.61– – – – Thép cốt bê tông
7215Sắt hoặc thép không hợp kim ở dạng thanh và que khác.
7215.50.91– – – Thép cốt bê tông
7215.90.10– – Thép cốt bê tông
7216Sắt hoặc thép không hợp kim dạng góc, khuôn, hình.
7216.10.00– Hình ch U, I hoặc H, chưa được gia công quá mức cán nóng, kéo nóng hoặc ép đùn, có chiều cao dưới 80 mm
7216.22.00– – Hình ch T
7216.31.00– – Hình ch U
7216.32.00– – Hình ch I
7216.33.00– – Hình ch H
7216.50.10– – Có chiều cao dưới 80 mm
7216.50.90– – Loại khác
7217Dây của sắt hoặc thép không hợp kim.
7217.10.22– – – Dây tanh; thép dây dẹt cuộn tang; thép dây dự ứng lực; dây thép dễ cắt gọt
7217.10.31– – – Dây thép làm nan hoa; dây tanh; thép dây dẹt cuộn tang; thép dây dự ứng lực; dây thép dễ cắt gọt
7217.20.10– – Chứa hàm lượng carbon dưới 0,25% tính theo trọng lượng
7217.20.20– – Chứa hàm lượng carbon từ 0,25% đến dưới 0,45% tính theo trọng lượng
7217.20.91– – – Dây thép dùng làm lõi cho cáp dẫn điện bằng nhôm (ACSR)
7217.30.11– – – Mạ hoặc tráng thiếc
7217.30.19– – – Loại khác
7217.30.21– – – Mạ hoặc tráng thiếc
7217.30.29– – – Loại khác
7217.30.31– – – Dây thép phủ hợp kim đồng loại dùng để làm tanh lốp cao su loại bơm hơi (dây tanh)
7218Thép không gỉ ở dạng thỏi đúc hoặc dạng thô khác; bán thành phẩm của thép không gỉ.
7218.10.00– Ở dạng thỏi đúc và dạng thô khác
7218.91.00– – Có mặt cắt ngang hình ch nhật (trừ hình vuông)
7218.99.00– – Loại khác
7219Các sản phẩm của thép không gỉ cán phẳng, có chiều rộng từ 600 mm trở lên.
7219.11.00– – Chiều dày trên 10 mm
7219.12.00– – Chiều dày từ 4,75 mm đến 10 mm
7219.13.00– – Chiều dày từ mm đến dưới 4,75 mm
7219.14.00– – Chiều dày dưới mm
7219.21.00– – Chiều dày trên 10 mm
7219.22.00– – Chiều dày từ 4,75 mm đến 10 mm
7219.23.00– – Chiều dày từ mm đến dưới 4,75mm
7219.24.00– – Chiều dày dưới mm
7219.31.00– – Chiều dày từ 4,75 mm trở lên
7220Các sản phẩm thép không gỉ được cán phẳng, có chiều rộng dưới 600 mm.
7220.11.10– – – Dạng đai và dải, chiều rộng không quá 400 mm
7220.11.90– – – Loại khác
7220.12.10– – – Dạng đai và dải, chiều rộng không quá 400 mm
7220.12.90– – – Loại khác
7221.00.00Thanh và que thép không gỉ được cán nóng, dạng cuộn cuốn không đều.
7222Thép không gỉ dạng thanh và que khác; thép không gỉ ở dạng góc, khuôn và hình khác.
7222.11.00– – Có mặt cắt ngang hình tròn
7222.19.00– – Loại khác
7222.20.10– – Có mặt cắt ngang hình tròn
7222.20.90– – Loại khác
7222.30.10– – Có mặt cắt ngang hình tròn
7222.30.90– – Loại khác
7222.40.10– – Chưa được gia công quá mức cán nóng, kéo nóng hoặc ép đùn qua khuôn
7222.40.90– – Loại khác
7223.00.00Dây thép không gỉ.
7225Thép hợp kim khác được cán phẳng, có chiều rộng từ 600 mm trở lên.
7225.11.00– – Các hạt (cấu trúc tế vi) kết tinh có định hướng
7225.19.00– – Loại khác
7225.30.10– – Thép gió
7225.30.90– – Loại khác
7225.40.10– – Thép gió
7225.40.90– – Loại khác
7225.50.10– – Thép gió
7225.91.10– – – Thép gió
7225.92.10– – – Thép gió
7225.99.10– – – Thép gió
7226Sản phẩm của thép hợp kim khác được cán phẳng, có chiều rộng dưới 600 mm.
7226.11.10– – – Dạng đai và dải, chiều rộng không quá 400 mm
7226.11.90– – – Loại khác
7226.19.10– – – Dạng đai và dải, chiều rộng không quá 400 mm
7226.19.90– – – Loại khác
7226.20.10– – Dạng đai và dải, chiều rộng không quá 400 mm
7226.20.90– – Loại khác
7226.91.10– – – Dạng đai và dải, chiều rộng không quá 400 mm
7226.92.10– – – Dạng đai và dải, chiều rộng không quá 400 mm
7227.10.00– Bằng thép gió
7227.20.00– Bằng thép mangan – silic
7228.10.10– – Có mặt cắt ngang hình tròn
7228.10.90– – Loại khác
7228.20.11– – – Chưa được gia công quá mức cán nóng, kéo nóng hoặc ép đùn qua khuôn
7228.20.19– – – Loại khác
7228.20.91– – – Chưa được gia công quá mức cán nóng, kéo nóng hoặc ép đùn qua khuôn
7228.20.99– – – Loại khác
7228.40.90– – Loại khác
7228.50.90– – Loại khác
7228.60.90– – Loại khác
7228.80.11– – – Có mặt cắt ngang hình tròn
7228.80.19– – – Loại khác
7228.80.90– – Loại khác
7229Dây thép hợp kim khác
7229.20.00– Bằng thép silic-mangan
7229.90.10– – Bằng thép gió

+  Mục II, III là các mặt hàng bắt buộc kiểm tra chất lượng nhà nước. 

Nguồn: thutucnhapkhau.net

Những văn bản pháp luật hải quan cần lưu ý khi tham gia hoạt động xuất nhập khẩu sắt thép

Khi tham gia hoạt động xuất nhập khẩu sắt thép, những văn bản pháp luật cơ bản liên quan cần nắm rõ để thực hiện đúng pháp luật về quản lý nhà nước.

+ Luật Hải quan 2014 số 54/2014/QH13

+ Nghị định 08/2015/NĐ-CP ngày 21/5/2015 thi hành chi tiết luật Hải quan

Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính Quy định về thủ tục hải quan

+ Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ Tài chính sửa đổi bổ sung TT38/2015/TT-BTC.

+ Thông tư 12/2015/TT-BCT ngày 12/6/2015 của Bộ Công thương về việc áp dụng chế độ cấp Giấy phép nhập khẩu tự động đối với một số sản phẩm thép.

+ Thông tư liên tịch 58/2015/BCT-BKHCN qui định về kiểm tra nhà nước chất lượng thép nhập khẩu.

Thông báo giá ống thép Vinapipe từ 11.9.2017

Công ty TNHH ống thép Việt Nam Vinapipe thông báo giá ống thép Vinapipe tăng giá ngày 11.9.2017. Trong khoảng thời gian từ đầu tháng 8.2017, các nhà máy tăng giá ống thép lên khoảng 2000 đồng/kg, trong bối cảnh giá thép nguyên liệu liên tục tăng.

+ Thông báo tăng giá ống thép mạ kẽm:

+ Thông báo tăng giá ống đen:

 

SUNRISE METAL MATERIALS CO., LTD.